Vẫn là con số báo động ở New York. Lại thêm 3.700 ca tử vong ‘nghi mắc virus’. Ngày 14/4, TP New York đă sửa lại số ca tử vong v́ Covid-19, tăng con số thêm hơn 3.700 nạn nhân để tính cả những người chưa được xét nghiệm nhưng nhiều khả năng nhiễm virus.
Số nạn nhân mới được tính vào, do Sở Y tế của thành phố công bố, nâng tổng số người chết v́ bệnh ở TP New York lên hơn 10.000, và tăng con số của cả nước Mỹ khoảng 17%, lên hơn 26.000.
Các con số trên khắc họa rơ nét thương vong kinh hoàng mà virus đă gây ra cho thành phố lớn nhất của Mỹ, nơi mà đường phố nay đă vắng lặng chỉ có c̣n tiếng c̣i của xe cứu thương.
Tính trung b́nh trên đầu người, số tử vong ở thành phố New York c̣n cao hơn cả ở Italy, nước chịu thương vong nặng nề nhất ở châu Âu, theo New York Times.
Công khai số ca tử vong “có thể nhiễm virus”
Từ nhiều tuần, Sở Y tế New York đă thu thập dữ liệu về các ca tử vong liên quan đến virus - những ca nhiều khả năng đă nhiễm bệnh, dựa vào triệu chứng và tiền sử bệnh, nhưng chưa được xét nghiệm. Nhưng các con số này chưa được đưa vào trong số liệu công khai, v́ không có xét nghiệm xác nhận.
Cuối tuần qua, Thị trưởng Bill de Blasio quyết định công khai số ca tử vong “có thể nhiễm”. Theo đó, hầu hết ca tử vong thêm này là ở trong viện. Số khác là ở các viện dưỡng lăo, theo New York Times.
Một nhân viên y tế đứng cạnh chiếc lều tại bệnh viện Elmhurst ở Queens, New York. Ảnh: New York Times.
Các quan chức thành phố cho biết đang nhận thấy một thực tế đau ḷng: Đại dịch có thể đă làm số người qua đời nói chung tăng vọt, dù những người này có thể không hề nhiễm virus.
Tiến sĩ Oxiris Barbot, giám đốc Sở Y tế New York cho biết số người qua đời ở TP New York giữa ngày 11/3 và 13/4 cao hơn 3.000 người so với con số ước tính nếu giả sử năm nay là một năm b́nh thường.
Không biết chắc số người qua đời dư ra này có liên quan đến virus hay không, nhưng có thể họ đă không qua đời nếu không xảy ra đại dịch, v́ hệ thống bệnh viện đang quá tải, khác xa so với một năm b́nh thường.
“Đây là một tác động nữa của Covid-19”, bà Barbot nói, và cho biết sẽ có thêm nghiên cứu. Các phân tích tương tự cũng thường được tiến hành sau các đợt nắng nóng, hay thiên tai như băo Maria ở Puerto Rico trong quá khứ.
Số thương vong đáng kể nói trên từ các trường hợp “có thể nhiễm virus” một lần nữa hướng sự chú ư đến t́nh trạng thiếu hụt xét nghiệm vốn đă “trói tay” các phản ứng và quyết sách của lănh đạo thành phố và bang kể từ đầu dịch.
TP New York nằm trong số vài nơi khác ở Mỹ, bao gồm Connecticut, Ohio và Delaware, đă bắt đầu công khai những ca “được coi là nhiễm” nhưng chưa có xét nghiệm khẳng định.
Trước đó, ngày 14/4, số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận bởi xét nghiệm tại thành phố là 6.589.
Nhiều người qua đời “gián tiếp” v́ Covid-19
Nhiều ngày trước khi thành phố công khai số ca tử vong “có thể nhiễm Covid-19”, sự tăng vọt về số người chết đă được nhận thấy ở khắp nơi. Nhân viên cấp cứu cho biết đă phải tới nhiều nhà cấp cứu và số người chết ở nhà đă tăng đáng kể. Các nhà xác thành phố quá tải, và thi thể được đưa vào các xe tải lạnh đỗ ngoài bệnh viện.
Ở đảo Hart, nơi có nghĩa trang dành cho mộ vô danh của thành phố, số người được chôn cất mỗi ngày hiện nay bằng số người được chôn cất mỗi tuần trước khi có dịch.
Dữ liệu mới trên cho thấy số thương vong các nơi khác của Mỹ và trên thế giới có thể cao hơn nhiều so với thống kê chính thức.
Các con số cũng cho thấy “thực tế phũ phàng rằng số ca tử vong v́ Covid-19 (xác nhận và nghi nhiễm) nhiều hơn số người qua đời v́ các nguyên nhân khác”, theo Andrew Noymer, giáo sư y tế cộng đồng tại Đại học California, Irvine.
Các chuyên gia cho biết việc tính đầy đủ số người chết v́ đại dịch là khó khăn v́ nhiều người qua đời là người cao tuổi và đang có các bệnh lư nền nghiêm trọng. Thương vong từ dịch bệnh đối với New York, hay bất cứ nơi nào, có thể mất nhiều tháng để nghiên cứu và hiểu hết.
Đối với người New York giữa đại dịch, mỗi ngày ở nhà của họ có thêm hai âm thanh. Một là tiếng xe cứu thương, vang lên ngẫu nhiên trong ngày, vút qua những con phố trống không.
Nhưng âm thanh thứ hai lại đúng giờ hơn và tích cực hơn, là tiếng hô vang từ các ṭa nhà. Khoảng 19h mỗi ngày, nhiều người ra các cửa sổ, ban công, cầu thang thoát hiểm, mái nhà, cùng nhau hô vang để cổ vũ hàng trăm ngh́n con người thiết yếu vẫn làm việc tại các bệnh viện hoặc siêu thị, giúp họ tiếp tục sống giữa phong tỏa.
Hành động cổ vũ nhau từ cửa sổ này bắt đầu từ Vũ Hán những ngày Tết, sau đó được người dân các vùng dịch khác hưởng ứng, chẳng hạn các nhạc công, ca sĩ opera biểu diễn cho hàng xóm ở Italy.
VietBF@ sưu tầm.