'Hồi sinh' từ sự kiện 11/9, New York tin tưởng sẽ vượt qua đại dịch COVID-19. Hiện số ca nhiễm và tử vong từ virus Vũ Hán tại đâu đă giảm. Hy vọng mọi điều tốt đẹp đang ở phái trước.
Gần 2 thập kỷ sau khi ṭa tháp đôi ở Manhattan sụp đổ trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn ra như một lần nữa thử thách khí phách của người New York.
Ngày 11/9/2001, vụ tấn công khủng bố nhằm vào Trung tâm Thương mại thế giới khiến gần 3.000 người thiệt mạng và cả thành phố New York trở nên u ám với khung cảnh hoang tàn. Và giờ đây, khi COVID-19 khiến 16.000 người tử vong, người New York coi dịch bệnh không khác nào một t́nh trạng “ung thư chậm” .
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 14/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biều gần đây, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho rằng người New York coi sự kiện 11/9 là ngày đen tối nhất trong đời nhưng COVID-19 bùng phát và lây lan, dù không một tiếng nổ, lại âm thầm khiến cả xă hội rung chuyển, với tính ngẫu nhiên và sức tàn phá không hề kém. Cũng giống như ông Cuomo, nhiều người New York đă bắt đầu so sánh sự kiện 11/9 và dịch bệnh COVID-19 đang đe dọa thành phố vốn đông đúc với khoảng 8 triệu cư dân này.
Maggie Dubris, nhân viên y tế từng trực tiếp tham gia đội cứu trợ khẩn cấp tại hiện trường Trung tâm Thương mại thế giới trong sự kiện 11/9, từng nghĩ đó có lẽ là thảm họa tồi tệ nhất mà cô được chứng kiến trong đời, cho tới khi dịch bệnh kéo đến. Sự so sánh trong cô xuất phát từ cảnh tượng người ta nh́n thấy sau sự kiện. Nếu như sau khi ṭa tháp đôi đổ sụp, nhân viên y tế có thể t́m được những người c̣n sống sót, chứng kiến những sự tái ngộ và những ṿng tay ôm chia sẻ th́ trong đại dịch lần này, họ không thể dù là chạm vào nhau và cũng không biết ai sẽ là người sống sót, không thể biết chuyện ǵ sẽ xảy ra tiếp theo. Susan Barnett, một nhà sản xuất chương tŕnh truyền h́nh từng làm bản tin về các vụ tấn công năm 2001, đồng thời cũng là một người New York, cho rằng sự kiện 11/9 là một cú sốc nhưng đại dịch lần này c̣n đáng sợ hơn rất nhiều với những hậu quả khó lường về sức khỏe và sự tồn vong của con người trên quy mô toàn cầu.
Cả Dubris và Barnett đều sống trong những khu dân cư từng bị bao phủ bởi các đám khói bụi bốc ra từ hiện trường và bị phong tỏa nhiều tuần sau các cuộc tấn công hôm 11/9. Họ đều nhận thấy những điểm tương đồng giữa thảm kịch được coi là định h́nh cho cả một thập kỷ và t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay. Những tràng pháo tay mà người dân trong khu phố dành để cảm ơn những nhân viên tuyến đầu mang nhu yếu phẩm tới cho họ vào 19h mỗi ngày gợi lại những thanh âm tương tự cách đây gần 20 năm khi cư dân bày tỏ sự biết ơn tới những nhân viên cứu hộ hiện trường hay những người mang thức ăn tới cho họ mỗi ngày.
Là thành phố đông dân nhất tại Mỹ, New York từng trải qua thảm kịch 11/9, băo Sandy 2012 và nay là tâm dịch COVID-19 của cả nước. Với Barnett, người dân nơi này có thể xử lư tốt trong khủng hoảng. Mỗi người dân tại đây đều phải rất kiên cường, đó cũng là đặc điểm khiến nhiều người muốn tới New York. Trong tâm thức Barnett, một cư dân gắn bó lâu dài với thành phố “kỳ diệu, đa chủng tộc và luôn chuyển động” này, mỗi người dân nơi đây đều muốn gắn kết và chiến đấu đẩy lùi khó khăn. Sự kiên cường đó được biến thành niềm tự hào khiến cho những ngày này các ḍng gắn kèm (hashtags) như NewYorkStrong và #NewYorkTough liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xă hội.
Thống đốc bang Cuomo và Thị trưởng New York Bill de Blasio tuyên bố thành phố sẽ vượt qua đại dịch và trở nên mạnh mẽ hơn. Theo ông Cuomo, sau sự kiện 11/9, New York “bị một đ̣n đau” nhưng “trưởng thành”. Người New York “ghi nhớ thời điểm đó, rút ra bài học từ đó và cải thiện mạnh mẽ thành phố”. Đó là những điều mà ông cho rằng người dân nơi đây cần làm vào lúc này.
VietBF@ sưu tầm.