Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về việc ngừng sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc v́ vấn đề chất lượng, cho rằng điều này là không công bằng và vô trách nhiệm.
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, cơ quan hàng đầu đối phó với dịch Covid-19, hôm 27/4 cho biết đă lên kế hoạch trả lại bộ dụng cụ xét nghiệm được mua từ hai công ty Trung Quốc v́ độ chính xác kém, theo Reuters.
Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ quan ngại sâu sắc về quyết định của Ấn Độ và chính quyền Trung Quốc xác nhận các thiết bị được sản xuất bởi hai công ty là Guangzhou Wondfo Biotech và công ty Zhuhai Livzon Diagnostics.
"Thật không công bằng và vô trách nhiệm khi một số cá nhân gán cho các sản phẩm Trung Quốc cái mác 'bị lỗi' và xem xét vấn đề với định kiến", Ji Rong, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, nói.
Các công ty Trung Quốc đă xuất khẩu thiết bị sang một số nước ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh mà không gặp vấn đề ǵ, người phát ngôn này nói.
Trung Quốc đă cố gắng giúp Ấn Độ chống dịch Covid-19 bằng hành động cụ thể và ưu tiên hàng đầu việc đảm bảo chất lượng thiết bị y tế xuất khẩu, bà Ji cho biết.
Ấn Độ dự định trả lại lô dụng cụ xét nghiệm Covid-19 nhập từ Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Wondfo Biotech tuyên bố đảm bảo chất lượng thiết bị do công ty này xuất khẩu và các sản phẩm này đă được chính cơ quan nghiên cứu y tế Ấn Độ xác nhận tại thời điểm cấp giấy phép nhập khẩu.
Trong tháng này, Ấn Độ đă đặt hàng hơn 500.000 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 của Trung Quốc để tăng cường xét nghiệm sàng lọc. Một số bang ở Ấn Độ cho biết các bộ dụng cụ xét nghiệm của Trung Quốc cho kết quả mâu thuẫn.
Các quan chức ở bang Rajasthan cho biết các bộ dụng cụ ban đầu được sử dụng để xét nghiệm bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đă được xác nhận trước đó nhưng một số lại cho kết quả âm tính.
Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cho biết các xét nghiệm cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp để cho kết quả chính xác.
"Có những yêu cầu khắt khe đối với việc lưu trữ, vận chuyển và sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kháng thể Covid-19. Bất kỳ xét nghiệm nào không phải do chuyên gia thực hiện theo thông số kỹ thuật của sản phẩm sẽ dẫn đến độ chính xác bị sai lệch", bà Ji nói.
Căng thẳng ngoại giao này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc chỉ trích quyết định của Ấn Độ tăng cường giám sát các khoản đầu tư từ các nước láng giềng, được coi là động thái nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc tận dụng cơ hội trong dịch Covid-19.
Hai nước đă và đang thực hiện các bước để cải thiện mối quan hệ nhưng t́nh h́nh bất ổn vẫn c̣n do ngờ vực xuất phát từ tranh chấp biên giới và sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp khu vực.
VietBF © sưu tầm