COVID-19 đang tái định h́nh châu Âu nhưng theo những cách "nguy hiểm" ngoài dự kiến. Từ phản đối bảo vệ môi trường tới tái áp dụng kiếm soát biên giới, đại dịch COVID-19 đang làm gia tăng căng thẳng ngay trong nội khối EU.
Tờ The Guardian nhận định, đại dịch COVID-19 vẫn c̣n diễn biến phức tạp và c̣n quá sớm để đánh giá một cách toàn diện các tác động của nó lên kinh tế - xă hội toàn cầu. Tuy nhiên, tại châu Âu, có 6 xu thế đă bắt đầu nổi lên từ trước khi virus xuất hiện, nhưng giờ đây dưới ảnh hưởng của dịch bệnh chúng lại đang lan rộng với tốc độ nhanh bất thường.
Đảo ngược toàn cầu hóa
COVID-19 đă tiếp thêm năng lượng cho những người ủng hộ một châu Âu mang tính dân tộc và tự túc hơn. Từ trước khi dịch bệnh bùng phát, chủ đề "đảo ngược toàn cầu hóa" và tái định vị chuỗi cung cấp đă được nhắc tới. Điều này một phần được xuất phát từ bối cảnh chính trị: các chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tới chuỗi cung cấp quốc tế cũng như sự theo đuổi tới cùng của nước Anh trước Brexit…
Kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng: khác biệt trong mức lương giữa các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và các nước giàu có đang ngày càng thu hẹp – khiến làm giảm lợi thế của việc sản xuất bên ngoài lănh thổ (off-shoring production).
Giờ đây , các mối quan tâm về an ninh của chuỗi cung cấp dược phẩm, thiết bị y tế và thậm chí là các thành tố làm nên một chiếc xe ô tô, cùng với những nghi ngại ngày càng lớn dành cho các công ty Trung Quốc… - tất cả đều góp phần thúc đẩy mong muốn về sự tự chủ hơn trong chuỗi cung cấp tại các nước châu Âu.
Chính trị đề cao quốc gia
Trong nhiều thập kỷ, các thể chế EU đă mất đi lợi thế so với các chính phủ thành viên. Những nước chủ chốt khẳng định quyền lực của ḿnh trong những thời điểm khó khăn. Họ làm vậy từ một thập kỷ trước, trong các cuộc khủng hoảng tài chính và khu vực đồng euro khi họ phải cung cấp tiền cứu trợ.
Giờ đây các chính phủ quốc gia lại phải làm điều tương tự. Ủy ban châu Âu gặp khó khăn để giữ cho 27 thành viên thống nhất với nhau cũng như điều phối phản ứng trước đại dịch. Nguyên nhân không chỉ do hầu hết các cơ quan quyền lực tuyến đầu về y tế, chính sách tài khóa... đều ở cấp quốc gia, mà c̣n do nhiều người dân muốn trông chờ vào các nhà lănh đạo quốc gia của họ để giải quyết các khó khăn.
Thắt chặt biên giới
Kể từ năm 2015, EU đă thắt chặt biên giới bên ngoài của khối Schengen khi lượng người t́m cách tị nạn tại châu Âu tăng đáng kể. Một số chính phủ cũng áp dụng kiểm tra tại ngay cả những biên giới trong nội khối Schengen.
Cuộc khủng hoảng y tế đă làm gia tăng hoài nghi dành cho người nước ngoài. Hồi tháng 3, các nước khối Schengen đă đóng cửa biên giới đối với phần lớn du khách. Các trở ngại trong di chuyển nội khối cũng xuất hiện nhiều hơn. Có lẽ rồi cũng sẽ tới thời điểm các chính phủ kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên lúc đó, liệu họ có do dự khi tái mở cửa biên giới hay không th́ chưa ai đoán chắc được. Du khách đến từ các nước nơi dịch bệnh vẫn c̣n hoành hành sẽ không được chào đón. Ngoài ra, không ít chính trị gia mong muốn có thể gây khó dễ được cho người nhập cư càng nhiều càng tốt.
Phản đối các phong trào xanh
Đại dịch gần như chắc chắn sẽ làm tăng thêm sự phản đối dành cho các chính sách đối phó với biến đối khí hậu hay đặt mục tiêu giúp cuộc sống của loài người trở nên xanh hơn. Nhiều cử tri có điều kiện sống giảm sút do dịch bệnh sẽ không muốn công việc và thu nhập bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa dưới tác động của các biện pháp được thiết kế để giải quyết các vấn đề khí hậu khẩn cấp. Mặc dù giới lănh đạo châu Âu từng khẳng định, các kế hoạch cắt giảm khí thải carbon là bất khả xâm phạm, nhưng trước suy thoái kinh tế, áp lực đến từ nhiều phía bao gồm cả các ngành công nghiệp trong đó, đ̣i hỏi họ phải điều hoà các chính sách môi trường - sẽ ngày càng mạnh hơn.
Căng thẳng đông-tây
Trong nhiều năm, sự chia rẽ đông-tây đă khiến Hungary, Ba Lan và đôi khi là các quốc gia trung Âu bị tách rời khỏi phần c̣n lại của EU. Họ bất đồng với nhau về phân phối người nhập cư với một số nước đông Âu từ chối không nhận người nhập cư; mục tiêu giảm khí thải carbon (do các nước đông Âu thường dựa vào than nhiều hơn); và cách điều hành đất nước.
COVID-19 đang nới rộng những chia rẽ trên. Trung Âu e ngại sẽ mất tiền từ ngân sách EU cho các nước phía nam vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Trong khi đó, Tổng thống Hungary Viktor Orban đă sử dụng dịch bệnh như một cái cớ để công bố điều hành đất nước bằng sắc lệnh, từ đó làm dấy lên những lo ngại về tính dân chủ và pháp ly của chính phủ đương nhiệm.
Mâu thuẫn bắc-nam
Đại dịch cũng khoét sâu hơn những "vết nứt" bắc-nam, vốn xuất hiện trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung từ 10 năm trước. Đức, Hà Lan và các đồng minh phía bắc tỏ ra miễn cường phải hỗ trợ cho các nước phía nam đang gặp khó khăn.
Các nước phía nam, đặc biệt là Italy và Tây Ban Nha (đều có tỷ lệ nhiễm và tử vong v́ COVID-19 cao hàng đầu thế giới), bắt đầu cuộc khủng hoảng với tỷ lệ nợ cao hơn và phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp như du lịch (hiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh).
Giới lănh đạo EU đă đồng ư thiết lập một quỹ hồi phục để hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, quỹ này dường như chỉ cấp tiền theo h́nh thức cho vay chứ không phải là tài trợ bởi v́ các chính phủ miền bắc vẫn phản đối chuyển tiền quy mô lớn tới các nước phía nam.