Các cuộc biểu t́nh dữ dội ở Mỹ nhằm phản đối trước cái chết của người da màu bị cảnh sát gh́ chết ở Minnesota tuần trước đă lan sang tới châu Âu, giờ đă tới tận New Zealand.
Các cuộc tuần ở New Zealand hôm nay diễn ra ôn ḥa, trái ngược với biểu t́nh bạo lực ở Mỹ. Tại Aukland, khoảng 2.000 người tuần hành đến lănh sự quán Mỹ, hô vang "không công bằng, không ḥa b́nh" và "người da màu đáng được sống".
Cuộc tuần hành nhằm phản đối trước cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi, bị cảnh sát gh́ chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.
Khoảng 500 người cũng tập trung tại thành phố Christchurch và ṭa nhà quốc hội ở thủ đô Wellington, cầu nguyện cho những người Mỹ chết v́ nạn phân biệt chủng tộc.
Biểu t́nh ở Auckland, New Zealand, ngày 1/6, nhằm phản đối bạo lực với người da màu sau vụ cảnh sát Mỹ gh́ chết George Floyd. Ảnh: AFP.
Nhạc sĩ mang hai ḍng máu Nigeria và New Zealand, Mazbou Q, một trong những người tổ chức biểu t́nh ôn ḥa ở Auckland, cho hay những người biểu t́nh không chỉ tập hợp v́ cái chết của Floyd, mà v́ "thực trạng đàn áp người da màu". "Chúng ta tự hào là một quốc gia của sự đồng cảm, ḷng tốt và t́nh yêu. Nhưng sự im lặng từ chính phủ và truyền thông lại không phản ánh điều đó", ông nói với đám đông người biểu t́nh.
Tại Christchurch, nơi 51 người năm ngoái đă bị một kẻ tôn sùng thuyết da trắng thượng đẳng giết, người biểu t́nh Josephine Varghese nói: "Chúng tôi muốn công lư trong vấn đề sắc tộc và kinh tế, mạng sống người da màu, người bản địa và người Hồi giáo".
Cảnh sát New Zealand không xuất hiện nhiều tại các cuộc biểu t́nh, dù những người tham gia bất chấp các quy định về cách biệt cộng đồng, cấm tập trung quá 100 người nhằm ngăn Covid-19 lây lan. New Zealand 10 ngày chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV mới. Trong 1.154 ca nhiễm đă được ghi nhận, chỉ c̣n một ca đang phải điều trị.
Floyd tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin gh́ chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đă liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở".
Các cuộc biểu t́nh "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đă bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Cảnh sát Chauvin đă bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Người biểu t́nh ở Anh, sáng 31/5 cũng tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, để thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu t́nh ở Mỹ.
VietBF@sưu tập