Chúng ta biết rằng máy bay là phương tiện bay hiện đại, cao cấp. Đặc biệt hiện nay máy bay đóng vai tṛ không thể thiếu trong đời sống xă hội, kinh tế và đặc biệt là quân sự. Vậy mà có những chiếc máy bay đặc biệt được sản xuất tại các quốc gia 'không ngờ'.
Theo đó, có những quốc gia hoàn toàn không có ngành công nghiệp máy bay phát triển, nhưng họ vẫn sản xuất được máy bay và chiến đấu cơ theo cách hết sức bất ngờ.
JF-17 Thunder (Pakistan). JF-17 là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ thứ 4, được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Group - CAC) của Trung Quốc và Khu liên hợp hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex - PAC) của Pakistan. JF-17/FC-1 là một mẫu máy bay một động cơ của Trung Quốc bắt nguồn từ các mẫu thử nghiệm MiG-29 của Liên Xô. Hai chiếc đầu tiên đă được chuyển giao cho Không quân Pakistan vào 12/3/2007. JF-17/FC-1 được thiết kế như một máy bay có chi phí thấp mà vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chiến thuật và chiến lược của Không quân Pakistan.
Niki (Bulgaria). Niki Rotor Aviation là nhà sản xuất máy bay tự lên thẳng duy nhất ở Bulgaria. Công ty chuyên thiết kế và sản xuất máy bay tự lên thẳng dưới dạng bộ dụng cụ cho hàng không nghiệp dư. Công ty được chú ư nhờ thiết kế buồng lái thanh lịch, khép kín và sử dụng cánh quạt Vortech do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, công ty c̣n sản xuất những loại máy mô h́nh có kích cỡ và mục đích sử dụng khác nhau. Trong ảnh là chiếc máy bay Niki Kalithea được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 với hai chỗ ngồi. Máy bay có trọng lượng rỗng thông thường là 250 kg và tổng trọng lượng có tải là 450 kg.
Những chiếc máy bay đặc biệt được sản xuất tại các quốc gia 'không ngờ'
Airo (UAE). Công ty Airo Aviation được thành lập vào năm 2006 để cung cấp cho ngành hàng không thể thao và chế tạo máy bay thể thao tốt nhất. Công ty đă tạo ra một lịch sử trong lĩnh vực kinh doanh hàng không của UAE bằng cách ra mắt máy bay hạng nhẹ AIRO 1 và AIRO 5 đầu tiên theo giấy phép từ công ty của Czech Urban Air. Trong ảnh là máy bay đa năng hai chỗ ngồi, một động cơ, cánh thấp Airo 5 UL phiên bản được cấp phép của Urban Air Samba. Chiếc máy bay có ba bánh với bánh trước để lái và hai bánh xe sau dùng để phanh. Thân máy bay được làm chủ yếu bằng sợi carbon.
AeroAndina (Colombia). AeroAndina là nhà sản xuất máy bay Colombia có trụ sở tại Santiago de Cali, Colombia. Công ty được thành lập vào năm 1971 với tên Agrocopteros Ltda. Năm 1998, tên công ty được đổi thành Tecnologias Aeronanomas SA và nó được gọi là Aerotec SA. Công ty đă được thanh lư vào đầu những năm 2000 và được cải tổ dưới tên hiện tại. Công ty hiện chuyên về thiết kế, sản xuất máy bay siêu nhẹ và máy bay thể thao hạng nhẹ. Trong lịch sử của ḿnh công ty đă sản xuất 440 máy bay. Hiện tại có một số mẫu vẫn được sử dụng. Trong ảnh là một máy bay AeroAndina MXP-1000 Tayrona (tốc độ bay 190 km/h, phạm vi bay 600 km, trần bay kỹ thuật 3.660 m).
BRM (Bồ Đào Nha). Bồ Đào Nha khó có thể được gọi là một cường quốc hàng không và chỉ có một nhà sản xuất máy bay. BRM Aircraft Manufacturing là một nhà sản xuất máy bay Bồ Đào Nha có trụ sở tại Pero Pinheiro. Công ty chuyên thiết kế và sản xuất máy bay siêu nhẹ dưới dạng bộ dụng cụ nghiệp dư. Công ty được ghi nhận là một trong số rất ít nhà sản xuất máy bay hạng nhẹ đặt tại Bồ Đào Nha, một quốc gia không được biết đến sản xuất máy bay. Trong ảnh là chiếc BRM Cican, siêu nhỏ hai chỗ với cánh cao.
IPTN (Indonesia). Là hăng hàng không vũ trụ Indonesia hay tên chính thức Indonesia PT Dirgantara Indonesia là một công ty hàng không vũ trụ của Indonesia liên quan đến thiết kế máy bay và phát triển và sản xuất máy bay đi lại trong khu vực dân sự và quân sự. Công ty đă tồn tại từ năm 1976, tuy nhiên IPTN là sự kế thừa của các nhà máy chế tạo máy bay trước đó do Không quân Indonesia thành lập vào năm 1946. Vào những thời điểm khác nhau công ty đă bao gồm nhiều loại máy bay, được cấp phép và độc quyền, cũng như thiết bị và phụ tùng. Ngoài ra, công ty cũng bảo tŕ và sửa chữa máy bay. Trong ảnh là chiếc máy bay CASA / IPTN CN-235, một sự phát triển chung với Construcciones Aeronáuticas SA của Tây Ban Nha.
Raj Hamsa (Ấn Độ). Raj Hamsa là một công ty tư nhân và nhà sản xuất máy bay siêu nhẹ của Ấn Độ, được thành lập năm 1980 tại Pond Richry, bởi Joel Koechlin (thuộc gia đ́nh Koechlin) của Pháp. Công ty này là một trong những nhà sản xuất máy bay lớn nhất Ấn Độ và là nhà sản xuất máy bay siêu nhỏ thương mại duy nhất. Trong ảnh là nguyên mẫu chiếc Raj Hamsa X-Air là mô h́nh cơ sở mà toàn bộ ḍng sản phẩm này dựa trên.
Utva (Serbia). Công ty Hàng không Utva là nhà sản xuất máy bay của Serbia có trụ sở tại Pančevo. Công ty đă tồn tại từ năm 1937 và sau khi Nam Tư sụp đổ công ty vẫn c̣n hoạt động thành công ở Serbia cho đến ngày nay. Nguyên mẫu đầu tiên của chiếc máy bay huấn luyện thể thao Lasta cất cánh năm 1985, ngày nay nó được hóa thân thành chiếc máy bay với chiếc Lasta 95 (như trong ảnh). Đơn đặt hàng lớn nhất của Lasta đến từ Iraq năm 2007 với 36 máy như vậy.
IAR (Romania). Romanian Aeronautic Industry là nhà sản xuất máy bay và trực thăng lâu đời nhất Romania. Công ty được thành lập từ năm 1925 và vào những thời điểm công ty đă tạo ra nhiều loại máy bay khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Ngày nay, công ty chỉ chế tạo máy bay trực thăng. Trong ảnh là máy bay vận tải quân sự IAR 330L Puma. Không quân Romania có một hạm đội gồm 104 máy bay trực thăng IAR 330L. Máy bay trực thăng IAR 330 cũng đă được xuất khẩu sang Pakistan, Sudan, Lebanon, Kenya và UAE. IAR 330L Puma là một phiên bản nâng cấp, được trang bị với một gói hệ thống điện tử và hệ thống vũ khí mới. Không quân Romania bắt đầu chương tŕnh nâng cấp của máy bay trực thăng IAR 330L trong những năm 1990.
AIDC (Đài Loan). Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC) được thành lập năm 1969, ngày nay thiết kế và sản xuất nhiều máy bay quân sự - dân dụng. Máy bay nổi tiếng nhất là AIDC F-CK-1 Ching-kuo chiến đấu cơ hạng nhẹ đa nhiệm có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do vùng lănh thổ Đài Loan nghiên cứu chế tạo với sự giúp sức của Mỹ. Chúng được phát triển dựa trên nền tảng của loại chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, tính tới thời điểm hiện tại đă có 131 chiếc được sản xuất kể từ khi chính thức được nhận vào biên chế trong không quân Đài Loan vào năm 1994. AIDC F-CK-1 Ching-kuo được đánh giá có sức chiến đấu ngang ngửa với tiêm kích J-10 đời đầu của Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.