7/2
Trung Quốc hôm 2/7 cáo buộc Ấn Độ về các hoạt động “gây rối không phù hợp” đối với các công ty Trung Quốc giữa lúc căng thẳng gia tăng v́ cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng hai bên ở khu vực biên giới tranh chấp, theo AP.
Người phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói với các phóng viên rằng Trung Quốc không thực hiện bất kỳ biện pháp trả đũa nào để đáp trả các hành động của Ấn Độ, và việc quay trở lại t́nh trạng b́nh thường là lợi ích tốt nhất cho cả hai nước, theo trang web của bộ này.
“Hy vọng phía Ấn Độ sẽ ngay lập tức điều chỉnh hành vi phân biệt đối xử đối với Trung Quốc và với các doanh nghiệp Trung Quốc”, ông Cao nói.
Người phát ngôn của Trung Quốc nói thêm rằng các động thái của New Delhi vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và cam kết của Ấn Độ đối với cơ quan đưa ra quy tắc thương mại toàn cầu này.
Hôm thứ Hai 29/6, Ấn Độ cho biết đă cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok, trong khi các công ty Trung Quốc đang bị chặn tham gia vào các dự án đường cao tốc và bị cấm đầu tư vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Người biểu t́nh Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kể từ vụ đối đầu ngày 15/6 dọc biên giới.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bỏ nền tảng mạng xă hội phổ biến của Trung Quốc Weibo nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh về vấn đề biên giới, mặt trận kinh tế và “ở cấp độ cá nhân”, hăng tin Ấn Trust News dẫn lời lănh đạo đảng B.L. Santhosh nói.
Căng thẳng mới nhất bắt đầu vào đầu tháng 5 và lên đến đỉnh điểm trong cuộc đụng độ trực diện tại Thung lũng Galwan, khu vực gần Đường kiểm soát thực tế dài 3.380 km, là biên giới được thiết lập sau cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1962 dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn.
T́nh nguyện viên treo bảng "Tik Tok bị cấm ở đây" tại đền thờ ở Amritsar, Ấn Độ.
Hai mươi binh sĩ Ấn Độ đă thiệt mạng trong vụ đụng độ. Trung Quốc được cho là cũng gánh chịu thương vong nhưng không tiết lộ thông tin.
Trung Quốc lâu nay vẫn có thặng dư thương mại lớn với Ấn Độ, đặc biệt là về hàng chế biến, chế tạo