Mexico trả giá đắt v́ đi ngược thế giới trong dịch Covid-19. Hiện nay tỷ lệ xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở Mexico ở mức đáng báo động. Như vậy quốc gia này vừa vượt qua Tây Ban Nha về số ca tử vong và trở thành điểm nóng Covid-19 đứng thứ 6 thế giới.
Khi các quốc gia trên thế giới cố gắng mở cửa đất nước và khởi động lại nền kinh tế, kết quả xét nghiệm virus corona trở thành số liệu để xác định thời điểm an toàn.
Ngưỡng an toàn để bắt đầu lại cuộc sống b́nh thường là 5%. 10% th́ hơi báo động, c̣n 20% là mức khá nguy hiểm trong câu chuyện mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, ở Mexico, con số này đang ở mức 50%. Tỷ lệ cao tới khó tưởng này không khó giải thích, dù không dễ để cải thiện.
Đi ngược với thế giới
Quốc gia Mỹ Latin đă ngoan cố không triển khai xét nghiệm trên diện rộng và thay vào đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với những bệnh nhân ốm yếu nhất. Thứ trưởng Bộ Y tế Hugo Lopez Gatell cho biết vào cuối tháng 5 rằng thêm bất cứ hành động nào đều sẽ là "lăng phí thời gian, công sức và tài nguyên".
Kết quả xét nghiệm virus corona trở thành số liệu để xác định thời điểm an toàn. Ảnh: Bloomberg.
Trong suốt đại dịch, Mexico và một số khu vực ở Mỹ Latin đă báo cáo tỷ lệ dương tính với virus corona đáng báo động hơn cả những điểm nóng lớn từ Trung Quốc sang Mỹ, bao gồm những nơi như Arizona và Texas.
Với một nửa trong số các xét nghiệm cho kết quả dương tính, Mexico chỉ đứng sau Bolivia về tỷ lệ cao nhất thế giới. Mexico đă vượt qua Tây Ban Nha về số ca tử vong và trở thành nơi bùng phát dịch nguy hiểm thứ sáu trên thế giới hôm 2/7, theo Bloomberg.
Ở Argentina và Chile, gần 3 trong số 10 ca xét nghiệm được chẩn đoán lây nhiễm Covid-19. Và ở Brazil, nơi hơn 1,4 triệu người đă nhiễm bệnh, không ai biết chắc chắn tỷ lệ này v́ chính phủ không công bố số liệu cụ thể.
Tỷ lệ cao như vậy có nghĩa là các chính phủ không thể kiểm soát sự bùng phát trong ḷng đất nước. Tại Mỹ, nơi tỷ lệ dương tính đang tăng trở lại và ở mức 8%, trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh cho biết quy mô thực sự của đại dịch có thể gấp 10 lần so với những ǵ xét nghiệm cho thấy.
"Chính phủ đang không có đủ cố gắng trong việc này", chuyên gia Amesh A. Adalja - nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Johns Hopkins, cho biết.
Theo thông tin chính thức, tới ngày 3/7, Mexico đă báo cáo 238.511 ca nhiễm và hơn 29.000 trường hợp tử vong. Mỹ Latin có hơn 2,5 triệu ca nhiễm và chiếm khoản một nửa số ca tử vong mới hàng ngày trên toàn cầu.
Điều đáng lo ngại nhất
Điều khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại là cả Mexico và Brazil, các cường quốc châu Mỹ Latin bởi sức mạnh kinh tế và dân số, đều không có khả năng thay đổi xu thế này.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đă hoà ḿnh vào đám đông ủng hộ hồi cuối tuần trước, thậm chí c̣n bế một cô bé lên để chụp ảnh, tất nhiên, không ai đeo khẩu trang hay đồ bảo vệ cho mặt. Gần đây, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cũngvừa kết thúc chuyến đi thực tế kéo dài nhiều tuần trên khắp Mexico.
"Mục đích của chúng tôi không phải là đếm tất cả các trường hợp nhiễm bệnh, mà là áp dụng biện pháp hiện đại và hiệu quả để khắc phục đại dịch", ông Lopez Gatell phát biểu vào cuối tháng 5.
"Những ca tử vong ở nước tôi là do kết hợp của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và béo ph́", ông Gatell nói hôm 30/6.
Tại khu vực có hơn một phần ba dân số sống trong nghèo đói, hầu hết quốc gia ở khu vực Mỹ Latin không đủ khả năng để đóng cửa hoàn toàn hay có các gói cứu trợ đủ lớn để bù cho tổn thất khi đóng cửa đất nước.
Đối đầu với đại dịch, Mỹ đă đối mặt với sự khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước tới nay khi các nước khu vực Mỹ Latin đều phải chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là về kinh tế. Argentina và Ecuador bị sa lầy trong các cuộc khủng hoảng nợ nần. Mexico rơi vào suy thoái, trong khi Brazil đă ghi nhận năm thứ tư liên tiếp có tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 10% vào năm 2019. T́nh trạng ở Venezuela thậm chí ngặt nghèo hơn.
Có dấu hiệu tỷ lệ nhiễm virus có thể giảm ở Chile, nơi Bộ Y tế muốn giảm mức xét nghiệm xuống dưới 10%. Bộ Y tế Brazil tuần trước đă đưa ra kế hoạch kiểm tra hơn 20% dân số trong tổng số 210 triệu người vào cuối năm nay, mặc dù một nửa trong đó sẽ là kiểm tra nhanh, thứ mà sự chính xác của nó c̣n đang bị nghi ngờ bởi các hiệp hội về y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia nên đạt tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở mức 5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 14 ngày trước khi mở cửa trở lại và quay về cuộc sống b́nh thường.
Những ca bệnh với triệu chứng nhẹ hoắc vừa cũng cần được kiểm tra, bởi chúng cũng chính là nguồn lây bệnh cho rất nhiều người khoẻ mạnh khác, chuyên gia Adalja chia sẻ với Bloomberg.
VietBF@ sưu tầm.