Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây, quân đội Mỹ đă nhiều lần cho máy bay chiến đấu thâm nhập sâu vào một số khu vực của Trung Quốc và các khu căn cứ quân sự ở vùng Viễn Đông - Liên Xô, bí mật tiến hành trinh sát và chụp ảnh.
George Saylor là một lính đă nghỉ hưu, hiện đang sống tại thành phố Montgomery bang Yalisanna (Mỹ), từng là phi công lái máy bay chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên. Ông và các chiến hữu của ḿnh đă từng lái những chiếc máy bay chiến đấu RF-86 "Wearing" thâm nhập sâu khoảng 2.000 km vào vùng đông bắc Trung Quốc và lănh thổ Liên Xô để tiến hành trinh sát bí mật.
Máy bay trinh sát RF - 86F.
Tại chiến trường Triều Tiên năm 1951, "hành lang MiG" mà Không quân quân t́nh nguyện Trung Quốc dựng lên trên khu vực sông Áp Lục, biên giới 2 nước Trung Quốc - Triều Tiên đă làm cho các phi công của Không quân Mỹ phải rùng ḿnh mỗi khi nghe tên.
Khi đó, tướng lĩnh quân đội Mỹ và chính quyền Washington đặt ra nhiều câu hỏi: Rốt cuộc Không quân Trung Quốc có bao nhiêu máy bay chiến đấu MiG và bao nhiêu máy bay oanh tạc? Liên Xô liệu có thể chi viện quân sự cho Trung Quốc bao nhiêu nữa? Tại sao những điệp viên được phái đi đến khu vực đông bắc Trung Quốc và vùng Viễn Đông Liên Xô lại chỉ có đi mà không có về?
Các phi công thuộc Trung đội Trinh sát chiến thuật số 15 của Mỹ tại Kimpo, Nam Triều Tiên bắt đầu chú ư đến loại máy bay chiến đấu F-86 "Scorpion" với thể tích nhỏ nhưng linh hoạt và dễ dàng thoát hiểm. Sau khi tiến hành nghiên cứu kỹ loại máy bay này, các chuyên gia kỹ thuật quyết định cải tiến nó này thành máy bay trinh sát chụp h́nh.
Sau lần bay thử nghiệm thành công, 2 chiếc F-86A cải tiến được cho lẫn vào biên đội máy bay chiến đấu F-86 thông thường, rồi nhận lệnh tiến vào khu "hành lang MiG" nổi tiếng. Khi những chiếc MiG-15 của Không quân Trung Quốc tiến hành giao chiến với các máy bay F-86 của Không lực Hoa Kỳ, th́ một chiếc F-86A lặng lẽ lách qua một bên, rồi thẳng tiến đến khu trại tù binh do quân đội Trung Quốc và Triều Tiên lập nên ở vùng Viễn Đông, thế nhưng cái giá phải trả là 5 chiếc F-86 khác của Mỹ bị bắn rơi, 4 chiếc bị thương!
Cuối cùng, chiếc trinh sát cải tiến này buộc phải t́m đường chạy trốn khỏi ṿng vây máy bay MiG-15 của Không quân Trung Quốc, nhưng bù lại, nó đă mang về cho trung tâm chỉ huy Không quân Mỹ những bức ảnh về trại tù binh mà quân đội nước này đang rất cần. Do đó, các tướng lĩnh Không quân Mỹ vẫn cảm thấy "thắng lợi" sau cuộc giao chiến vừa qua, sau đó nhanh chóng lệnh cho một nửa lực lượng của Trung đội Trinh sát chiến thuật số 15 (6 chiếc F-86 thông thường) cải tiến thành máy bay trinh sát chiến thuật hoàn thiện RF-86.
Mùa thu năm 1953, những chiếc trinh sát cải tiến đầu tiên của Không quân Mỹ tiến vào bán đảo Triều Tiên, rồi tham gia vào các nhiệm vụ trinh sát bí mật cho tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
Để thực thi kế hoạch tuyệt mật này th́ càng ít người biết càng tốt, do đó Taylor - người phụ trách kế hoạch trinh sát này đă đặt tên cho trung đội trinh sát tuyệt mật của ḿnh là "Fentong".
Sau khi nhận được lệnh hành động tuyệt mật từ chính quyền tối cao Washington, Trung đội Trinh sát chiến thuật số 15 lập tức tuyển chọn tỉ mỉ ra 20 phi công tin cậy và giỏi kỹ thuật để thành lập tổ hành động tuyệt mật. Mỗi khi thực hiện một nhiệm vụ trinh sát bí mật, một trong những chiếc RF-86 với bề ngoài không có ǵ khác so với những chiếc máy bay chiến đấu được cho lẫn vào biên đội máy bay chiến đấu, khi biên đội này tiến sát tới "hành lang MiG" và tiến hành giao chiến với Không quân Trung Quốc, th́ chiếc máy bay trinh sát gián điệp này sẽ thừa cơ tiến về khu đông bắc Trung Quốc, rồi tiến hành chụp ảnh các mục tiêu có thể, thậm chí, những chiếc máy bay này c̣n mạo hiểm thâm nhập tới tận Thẩm Dương và Khabin.
Mặc dù Chính phủ Mỹ từ trước tới nay chưa từng thừa nhận thông tin rằng trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Không quân Mỹ đă xâm phạm vùng trời của Trung Quốc, thế nhưng những chiếc RF-86 thuộc Trung đội trinh sát chiến thuật số 15 trên thực tế đă không những xâm phạm nhiều lần vào lănh thổ Trung Quốc, mà c̣n tiến hành chụp lén nhiều h́nh ảnh về các sân bay, bờ đê và nhà máy ở khu vực đông bắc Trung Quốc. Ngoài ra, c̣n tiến hành trinh sát cả những mục tiêu ở Siberia của Liên Xô.
Khi thực hiện những nhiệm vụ trinh sát bí mật đối với các mục tiêu ở Liên Xô, Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ tại Viễn Đông đều thông báo rằng họ sắp cho máy bay của ḿnh đi nghiên cứu hướng gió để viện cớ thâm nhập. Những hoạt động trinh sát gián điệp của Không quân Mỹ ở Siberia đă thu được những thành công không ngờ. Taylor - phi công từng tham gia trực tiếp những lần trinh sát bí mật tại Liên Xô cho biết: "Chúng tôi đă chụp được nhiều bức ảnh và thu được rất nhiều thông tin t́nh báo có giá trị chiến lược, trong đó lần quan trọng nhất là tôi đă phát hiện thấy một sân bay lớn mà trước đây quân đội Mỹ không biết. Lần khác, chúng tôi đă phát hiện thấy một hạm đội của Liên Xô xuất hiện tại Thái B́nh Dương".
Phi công Bill Bessette kể lại trong sự tức giận: "Chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ trinh sát tuyệt mật này trên những chiếc RF-86 ở độ cao trên 50.000 thước (Anh), với tốc độ khoảng 600 dặm một giờ. Chỉ huy của chúng tôi nói rằng, radar của đối phương không thể ḍ t́m được ở độ cao quá 38.000 thước (Anh), do đó chúng tôi hoàn toàn có thể an tâm bay ở độ cao này mà không gặp phải bất kỳ nguy hiểm ǵ. Măi về sau này tôi mới biết đây là một lời nói dối đáng sợ. Trung Quốc và Liên Xô không những có hệ thống rađa "bắt" được chúng tôi, mà c̣n có thể cho máy bay lên bắn hạ chúng tôi, chỉ có may mắn tôi mới sống sót được đến ngày hôm nay. Giờ nghĩ lại, năm đó chúng tôi chỉ là những thanh niên trẻ ôm ảo tưởng hăo huyền, mà không biết được rằng ḿnh có thể gặp bao nhiêu nguy hiểm và rủi ro, và cũng không biết được sự lừa dối của chỉ huy cấp trên".
Meyer, sống tại San Antonio, nhớ lại: "Không quân Trung Quốc và Liên Xô không thể ḍ được máy bay của chúng tôi là những lời nói dối trắng trợn. Một lần, khi chúng tôi vừa thâm nhập được vào không phận Trung Quốc, đă phát hiện thấy hàng loạt máy bay chiến đấu MiG của Không quân Trung Quốc xung quanh. Chưa kịp phản ứng th́ những chiếc trinh sát cùng đi với tôi, cái th́ bị bắn hạ cái th́ bị trọng thương. Thấy vậy, tôi vội vàng bay về khu vực Biển Đỏ, cùng lúc phát tín hiệu cấp cứu về trung tâm chỉ huy".
Hơn nửa thế kỷ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Chính phủ Mỹ và quân đội nước này đă t́m mọi cách để che giấu sự kiện lịch sử đầy nhạy cảm này. Ngoài việc bắt những người từng trực tiếp tham gia phải kư vào thư tuyên thệ bảo mật, c̣n ra lệnh cho Cục An ninh quốc gia Mỹ tăng cường theo dơi những người này khiến họ luôn phải sống trong áp lực và nỗi sợ hăi.
Ngoài ra, quân đội và Chính phủ Mỹ c̣n t́m mọi cách để che giấu về giai đoạn lịch sử này. Trong hồ sơ tác chiến của Không quân Mỹ không hề đề cập đến vai tṛ của loại máy bay chiến đấu RF-86 trong chiến tranh Triều Tiên, mà chỉ đề cập sơ lược rằng, loại máy bay này được cung cấp cho Cục Pḥng vệ Nhật Bản sử dụng năm 1961. Quan trọng hơn, loại máy bay này trong cuộc chiến Triều Tiên chỉ được Trung đội Trinh sát chiến thuật số 15 lái, cho nên càng dễ cho Chính phủ Mỹ "cất giấu" vào trong đội h́nh máy bay chiến đấu F-86 thông thường.
VietBF @ Sưu Tầm