Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/7 tuyên bố hủy chỉ thị tước visa của các sinh viên quốc tế theo học trực tuyến 100%, chính sách vốn gây tranh căi suốt một tuần qua.
Quyết định mới được đưa ra sau khi hàng chục trường đại học, trong đó có Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, và 17 bang của Mỹ đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Trump.
“Tôi được các bên thông báo rằng họ đă đi đến một quyết định sơ bộ”, Thẩm phán Allison Burroughs của Ṭa án quận Massachusetts phát biểu trong phiên điều trần khoảng hai phút.
“Chỉ thị đối với sinh viên quốc tế sẽ trở lại hiện trạng như trước ngày 9/3, và bác bỏ việc thực thi chỉ thị tháng 7/2020”, bà Burroughs cho biết.
Đại học Harvard đă kiện chính quyền Trump v́ chính sách hủy visa sinh viên quốc tế theo học trực tuyến 100%. Ảnh: Getty/AFP.
Ngày 6/7, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) tuyên bố ư định hủy bỏ quyền lưu trí của các sinh viên quốc tế ở Mỹ nếu chương tŕnh học của họ vào học kỳ mùa thu này bao gồm 100% là các khóa học trực tuyến.
Vào thời điểm đó, nhiều trường đại học, trong đó có Harvard và MIT, đă công bố kế hoạch duy tŕ các khóa học trực tuyến của học v́ lo ngại vấn đề sức khỏe liên quan đến đại dịch Covid-19.
Cơ quan Thị thực Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) yêu cầu các trường đại học chuyển hoàn toàn sang dạy trực tuyến phải nộp kế hoạch lên cơ quan này trước 15/7. Các trường kết hợp giữa học trực tuyến và học trên lớp phải nộp kế hoạch trước 4/8.
“Động thái ngày 14/7 cho thấy tầm quan trọng của sinh viên quốc tế đối với Mỹ và cho thấy một quan điểm đồng ḷng rằng các sinh viên quốc tế vẫn được chào đón ở đây”, Ted Mitchell, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Mỹ, cho biết.
“Chúng tôi rất hài ḷng rằng Đại học Harvard và MIT, cũng như nhiều tiểu bang và các trường đại học khác, đă có hành động pháp lư ngay lập tức để buộc chính quyền Trump hủy bỏ chỉ thị sai lầm của ḿnh. Điều đó sẽ ngăn cản sinh viên theo học tại Mỹ tham dự các khóa học trực tuyến trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành ở nước ta”, ông nói.
VietBF @ Sưu tầm