Ư vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Mới đây nước này tiếp tục gia hạn t́nh trạng khẩn cấp do COVID-19. Việc kéo dài t́nh trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính quyền có nhiều quyền hơn trong xử lư đại dịch.
Với tỷ lệ 286 phiếu thuận, 221 phiếu chống và năm phiếu trắng, Hạ viện Italy ngày 29/7 đă thông qua đề xuất của Thủ tướng Giuseppe Conte về việc kéo dài t́nh trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 đến ngày 15/10.
Đề xuất này hôm 28/7 cũng đă được Thượng viện thông qua với tỷ lệ 157 phiếu thuận và 125 phiếu chống.
Thủ tướng Conte đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp trong ṿng sáu tháng ở nước này kể từ ngày 31/1/2020, thời điểm xuất hiện hai ca mắc COVID-19 đầu tiên ở thủ đô Rome.
Giới chuyên gia đánh giá việc kéo dài t́nh trạng khẩn cấp sẽ tiếp tục cho phép cả chính quyền trung ương lẫn địa phương có nhiều quyền hơn trong xử lư đại dịch. Chẳng hạn như các bộ trưởng có thể dễ dàng tuyên bố thiết lập các vùng đỏ nếu dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, hoặc tăng cường các nguồn lực cho hệ thống bệnh viện.
Thủ tướng Conte cho rằng việc gia hạn t́nh trạng khẩn cấp là điều cần thiết trong bối cảnh các số liệu của chính phủ cho thấy virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan. Nếu lệnh khẩn cấp không được tiếp tục gia hạn, nhiều sắc lệnh hiện tại của chính phủ thực sự sẽ không c̣n khả năng kiềm chế dịch bệnh và sẽ trở nên vô giá trị.
Từng bị coi là "điểm nóng" dịch COVID-19 tồi tệ nhất thế giới hồi tháng Ba, Italy hiện được cho đă kiềm chế khá tốt đại dịch.
Số ca tử vong do COVID-19 ở Italy đă giảm khá mạnh, hiện c̣n vài chục ca/ngày, so với con số hàng trăm ca mấy tháng trước. Số ca nhiễm mới cũng đang trong chiều hướng đi xuống, khoảng 150-250 ca mỗi ngày.
Một số chuyên gia sở tại đánh giá thành công của Italy trong kiềm chế dịch COVID-19 là nhờ mức độ tuân thủ khá tốt các biện pháp giăn cách xă hội của người dân./.