Nhiều công ty dược trên thế giới đang tham gia vào cuộc đua t́m vắc-xin chống Covid-19 với tốc độc nhanh th́ hy vọng nhanh chóng chặn cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ sẽ không c̣n xa.
Cuộc đua t́m ra thuốc trị Covid-19 thu hút nhiều ông lớn tham gia (Ảnh minh họa: Reuters)
“Ông lớn” ngành dược phẩm Mỹ Eli Lilly hồi đầu tuần tuyên bố rằng họ đă thử nghiệm thuốc kháng thể trị Covid-19 tới giai đoạn 3 nhằm xác định xem liệu loại thuốc có tên LY-CoV555 có thể ngăn chặn hay chữa trị Covid-19 tại các nhà dưỡng lăo hay không.
Theo SCMP, thông tin trên làm dấy lên niềm hy vọng về các cách thức có thể cứu thế giới khỏi cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ, vốn đă khiến hơn 18,7 triệu người mắc bệnh và trên 704.000 người thiệt mạng.
Kháng thể là các protein cơ thể sản sinh ra để ứng phó với sự xâm lấn của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào cơ thể, ví dụ như vi rút. Kháng thể có thể được trích ra từ máu của bệnh nhân đă được chữa khỏi bệnh hoặc được tạo ra từ pḥng thí nghiệm dựa trên tŕnh tự gen.
Trung Quốc đă áp dụng cách dùng kháng thể của các bệnh nhân đă hồi phục để chữa cho người bệnh khác, nhưng quy tŕnh này bị ảnh hưởng bởi nguồn cung giới hạn.
Ứng viên thuốc Covid-19 của Eli Lilly được điều chế trong pḥng thí nghiệm và nhằm mục tiêu tấn công vào các gai protein của vi rút SARS-CoV-2, sau đó chặn vi rút này xâm nhập vào tế bào người.
Kháng thể này sẽ loại bỏ vi rút nhưng nó không phải là vắc xin. Eli Lily kỳ vọng loại thuốc này không chỉ chữa Covid-19 mà c̣n ngăn chặn sự lây lan trên người già.
“Covid-19 đă gây nên hậu quả khủng khiếp với những người sống trong viện dưỡng lăo. Chúng tôi đang đẩy mạnh nghiên cứu để t́m ra thuốc có thể ngăn vi rút lây lan trên những người dễ bị tổn thương”, một đại diện của công ty cho hay.
Tới cuối tháng 7, có 8 loại kháng thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 đă đi vào thử nghiệm lâm sàng. Bên đang dẫn đầu cuộc đua là công ty Regeneron (Mỹ), bên đang thử nghiệm giai đoạn 3 một hỗn hợp 2 loại kháng thể.
Trong một nghiên cứu chưa được b́nh duyệt đăng hồi đầu tuần, Regeneron nói rằng hỗn hợp trên khi thử nghiệm trên động vật có thể “gần như chặn hoàn toàn việc nhiễm vi rút” và giảm thiểu t́nh trạng lây nhiễm sau khi con vật thử nghiệm bị tiêm vi rút liều cao vào cơ thể.
Một số ứng viên thuốc do Trung Quốc phát triển cũng đang “tăng tốc” trong cuộc đua. Công ty công nghệ sinh học Junshi (Thượng Hải) hợp tác với học viện khoa học Trung Quốc tạo ra một thuốc dạng kháng thể tên là JS016. Hai ứng viên khác do đại học Thanh Hoa phát triển cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Trung Quốc tuần trước cũng đă cấp phép cho 4 loại thuốc kháng thể được thử nghiệm trên người.
VietBF@sưu tập