Với tham vọng độc quyền lănh đạo suốt đời của tổng thống Alexandre Loukachenko không bao giờ để cho phe đối lập cắm rễ sâu. Phong trào phản kháng lần trước vào năm 2010 đă bị đàn áp không thương tiếc. Sau 26 năm cầm quyền với bàn tay sắt, ông Alexandre Loukachenko đă tưởng rằng ông sẽ tiếp tục tái đắc cử một cách êm xuôi để thoải mái nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa.
Nhưng người ủng hộ đối lập biểu t́nh phản đối kết quả bầu cử tổng thống tại thủ đô Minsk, Belarus, ngày 13/08/2020. REUTERS - VASILY FEDOSENKO
Nhưng có lẽ ông không ngờ cuộc bầu cử tổng thống ngày 09/08/2020, mà kết quả bị phe đối lập tố cáo có nhiều gian lận, lại là khởi điểm của một phong trào phản kháng đang ngày càng lan rộng tại Belarus, bất chấp những đàn áp dữ dội của cảnh sát.
Đối với những người biểu t́nh trong suốt 5 ngày qua, người thắng cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống lần này không phải là Loukachenko, mà chính là nữ ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovskaïa. Tuy mới bước vào chính trường Belarus, nhưng trong chiến dịch tranh cử vừa qua, cô đă nhận được một sự ủng hộ nhiệt thành chưa từng có tại nước Cộng ḥa Liên Xô cũ này. Theo lời những người ủng hộ Tikhanovskaïa, chính v́ bị an ninh Belarus đe dọa mà cô đă phải chạy sang Litva lánh nạn từ hôm thứ Ba.
Từ việc phản đối kết quả bầu cử, một phong trào phản kháng đang h́nh thành tại Belarus, Không chỉ thu hút ngày càng nhiều người, phong trào c̣n đang lan rộng sang những thành phần khác trong xă hội Belarus.
Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Belarus đă kư một bức thư ngỏ « phản đối bạo lực », trong khi các y tá bác sĩ đă tập hợp trước các bệnh viện của họ để biểu thị sự ủng hộ phong trào. Các nghệ sĩ của Dàn Nhạc Giao Hưởng Minsk đă tự động ra trước ṭa nhà của dàn nhạc để hát các bài ca ái quốc, một h́nh thức để động viện tinh thần những người biểu t́nh.
Giới công nhân cũng tỏ thái độ ủng hộ không kém những thành phần nói trên. Theo các cơ quan truyền thông của phe đối lập, nhiều hành động tương tự đă diễn ra ở các nhá máy lớn tại Belarus, như BelAZ (sản xuất xe tải), Maz (xe hơi), Grodno Azot (hóa chất) và Grodnozhilstroy (xây dựng).
Trong giới báo chí, nhiều nhà báo của các phương tiện truyền thông Nhà nước đă tuyên bố từ chức trong những ngày qua để phản đối chính quyền đàn áp người biểu t́nh.
Ngay cả các quân nhân và cảnh sát Belarus đă giải ngũ cũng lên án đàn áp biểu t́nh, cho phổ biến những đoạn video cho thấy họ vứt lon và huy hiệu xuống đất để tỏ thái độ phản đối.
Phong trào chống chính quyền Loukachenko c̣n được tiếp sức từ bên ngoài với những áp lực ngày càng mạnh của quốc tế, bởi v́ cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Châu Âu đều lên án gian lận bầu cử và đàn áp biểu t́nh ở Belarus. Bruxelles thậm chí c̣n dọa sẽ trừng phạt Minsk.
Có lẽ lo ngại khi thấy phong trào phản kháng đang lan rộng như vậy, chính quyền của tổng thống Loukacheko đă bắt đầu tỏ dấu hiệu nhượng bộ, qua việc trả tự do cho hơn 1.000 người biểu t́nh. Trên đường phố thủ đô Minsk, sự hiện diện của cảnh sát tối qua đă bớt đông đảo hơn so với 4 đêm trước. Một dấu hiệu nhượng bộ khác, đó là hôm qua đích thân bộ trưởng Nội Vụ Iouri Karaev đă xin lỗi về những bạo hành của cảnh sát đối với « những người đi đường », không dính ǵ đến biểu t́nh.
Nhưng nhiều người vừa được trả tự do cho biết họ đă bị tra tấn dă man trong tù, cho thấy là chính quyền Loukachenko vẫn quyết tâm dập tắt phong trào phản kháng và nhất là dập tắt khát vọng của người dân Belarus : « Chúng tôi cần một tổng thống mới », như ḍng chữ trên một tấm biểu ngữ của người biểu t́nh.