Một động thái lạ của Bắc Kinh khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă thúc giục Việt Nam ngồi lại vào bàn đàm phán về tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ trong khu vực gia tăng.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm B́nh Minh tham dự sự kiện kỷ niệm 20 năm phân giới trên đất liền và kỷ niệm 10 năm cắm mốc giới ở Đông Hưng, miền nam khu tự trị Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 23/8/2020 (Ảnh: Tân Hoa Xă)
Theo Tân Hoa Xă, ông Vương đă gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm B́nh Minh tại Đông Hưng trên biên giới Việt – Trung ở khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc vào Chủ nhật (23/8) để đánh dấu ngày kỷ niệm phân giới trên đất liền và cắm mốc giới.
“Chúng ta phải dựa trên thực tiễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ để t́m kiếm giải quyết sớm các tranh chấp trên biển … Hai nước có đủ khả năng và trí tuệ để tiếp tục đàm phán về các vấn đề hàng hải,” ông Vương nói, theo trích dẫn từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Vương đă nhân cơ hội này để nhắc nhở các nhà lănh đạo Việt Nam về những thành công trong quá khứ đàm phán của hai nước: năm 2009 về biên giới chung trên đất liền; cũng như năm 2000 với Hiệp định Hàng hải Vịnh Bắc Bộ; hay việc thiết lập cơ chế đánh bắt cá chung trong khu vực.
Ông Vương nói: “[Cả hai nước] nên tập trung vào nhu cầu hợp tác lâu dài giữa hai bên và tích cực khởi động lại đối thoại để t́m ra phương thức cơ bản và bền vững nhằm duy tŕ sự ổn định ở Biển Đông.”
Ông nói thêm rằng hai nước nên tiếp tục thúc đẩy kinh tế biên giới và du lịch, đồng thời thực hiện các kế hoạch trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh gần đây đă tăng cường thúc đẩy giải quyết tranh chấp Biển Đông, một vấn đề mà nước này đă cố gắng né tránh.
Đài Loan và các quốc gia thành viên ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có các tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển giàu tài nguyên ở biển Đông, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực này. Mỹ không có lợi ích lănh thổ trong vùng biển tranh chấp nhưng đă triển khai tàu chiến và máy bay đến đây thường xuyên “nhằm thúc đẩy tự do hàng hải.”
Ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với các thỏa thuận lănh thổ trước đây được đề cập trong bài phát biểu của ông Vương.
Tuy nhiên, ông Hiệp cho biết Trung Quốc dường như đang tiến hành chiêu “quyến rũ” để giành lại các đối tác trong khu vực, hoặc ít nhất là để ngăn họ đứng về phía Mỹ chống lại Trung Quốc.
“Với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam là một mục tiêu cốt lơi trong nỗ lực này của Bắc Kinh. Việc nhắc nhở Việt Nam về sự hợp tác cùng có lợi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, là một thủ pháp thích hợp và có tác động mạnh mẽ của Trung Quốc khi xét đến khía cạnh nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam,” ông Lê nói.
Ông Lê lưu ư rằng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đă tiến triển đáng kể trong những năm gần đây, chủ yếu là do sự phù hợp về lợi ích chiến lược giữa Hà Nội và Washington, đặc biệt là ở Biển Đông.
“Xét cho cùng, làm việc với Washington có lợi cho cả an ninh quốc gia và chế độ của Hà Nội. Bởi nếu Trung Quốc tiếp tục hành động gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông, việc tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ có thể đưa Việt Nam vào vị thế tốt hơn để chống lại sức ép của Trung Quốc,” ông nói.
Bắc Kinh cũng được cho là đang hy vọng vào tiến độ của Bộ quy tắc ứng xử cho tuyến đường thủy chiến lược ở biển Đông, với ước tính khoảng 3,4 ngh́n tỷ USD thương mại hàng hải quốc tế đi qua khu vực mỗi năm.
Trong hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc và các thành viên của ASEAN đă thảo luận về Bộ quy tắc quản lư các tranh chấp lănh thổ của tại Biển Đông. Bắc Kinh bày tỏ mong muốn rằng nó được hoàn thành vào năm 2021.
Kể từ khi Việt Nam đảm nhận vai tṛ chủ tịch luân phiên của ASEAN vào đầu năm nay, các cuộc họp của khối đă bị trở ngại ít nhiều do đại dịch COVID-19.
Các nhà phê b́nh cho rằng việc Bắc Kinh thúc đẩy tiến độ về Bộ quy tắc chủ yếu là do áp lực gia tăng của Hoa Kỳ và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Đầu tháng này, Việt Nam mô tả việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền và “gây nguy hại cho ḥa b́nh”.
VietBF@sưu tập