Đúng vậy. Các nhà khoa học TQ muốn hiện thực hóa ghép tạng lợn cho người. Quả đây là những dự định táo bào.
Biện pháp ghép tạng lợn cho người bị hạn chế v́ rủi ro cơ thể bệnh nhân đào thải bộ phận khác loài và nguy cơ lây nhiễm virus. Công nghệ chỉnh sửa gen đang mở ra hướng đi mới.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc khẳng định đă tạo thành công lợn biến đổi gen mang tế bào tương thích với hệ miễn dịch của người. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Biomedical Engineering ngày 21/9, theo South China Morning Post.
Nhóm tác giả cho biết đă sử dụng hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR-Cas9, kết hợp những công nghệ gen khác, để ức chế nhóm virus PERVs trên loài lợn và nguy hiểm với cơ thể người. Phương pháp này c̣n cải thiện mức tương thích về miễn dịch và đông máu của nội tạng lợn với người, giảm nguy cơ bệnh nhân đào thải bộ phận ghép sau phẫu thuật.
Nghiên cứu ghi nhận cá thể biến đổi gen có thể trạng, sinh sản b́nh thường và di truyền được gen đă chỉnh sửa cho thế hệ sau.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc khẳng định đạt được đột phá trong nghiên cứu ghép tạng lợn cho người. Ảnh: Getty.
Ghép tạng lợn cho người được kỳ vọng là giải pháp cho t́nh trạng thiếu nguồn tạng cho bệnh nhân cần điều trị bằng phẫu thuật cấy ghép. Kích thước các bộ phận nội tạng trên cơ thể lợn khá tương đồng trên cơ thể người và thời gian lợn đủ trưởng thành để lấy tạng chỉ khoảng 6 tháng.
Phương pháp này vẫn c̣n hạn chế v́ nguy cơ bệnh nhân đào thải bộ phận mới, liên quan đến mức độ tương thích và rủi ro lây nhiễm virus. Công nghệ chỉnh sửa gen đang mở ra hy vọng mới cho những nhà nghiên cứu.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu ở Munich (Đức) đă đạt được đột phát khi ghép nội tạng từ lợn biến đổi gen sang 14 con khỉ đầu chó. Có 2 cá thể thí nghiệm sống sót trong 6 tháng sau phẫu thuật.
"Điều chỉnh gen nhiều hơn trên lợn nhằm tăng mức tương thích với hệ miễn dịch của người có thể cuối cùng sẽ đảm bảo cấy ghép chéo loài một cách an toàn và hiệu quả từ lợn", các tác giả Trung Quốc khẳng định.
Theo George Church, chuyên gia từ Đại học Y khoa Harvard và là nhà đồng sáng lập Qihan Bio - hăng công nghệ sinh học đứng sau nghiên cứu, phương pháp của họ vẫn cần được kiểm nghiệm thêm trong tương lai. Nếu kết quả tích cực, công nghệ có thể giảm đáng kể sức ép về nguồn tạng cho y học.
VietBF@ sưu tầm.