Nguồn cơn khiến châu Á điêu đứng v́ lũ lụt - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Nguồn cơn khiến châu Á điêu đứng v́ lũ lụt
Sau những trận lũ hồi tháng 6 và 7, Nobiron, góa phụ 54 tuổi sống gần sông Brahmaputra ở phía bắc Bangladesh, cho biết bà "chẳng c̣n ǵ".

"Đời tôi chưa bao giờ phải chịu mất mát v́ lũ lớn đến vậy. Ngôi nhà tổ tiên để lại đă trôi xuống sông, cùng tất cả những ǵ mà tôi xoay xở tiết kiệm được suốt cả cuộc đời", Nobiron cho biết.

Bangladesh, quốc gia nằm ở vùng đồng bằng thường xuyên hứng lũ lụt do gió mùa, năm nay chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Từng có thời điểm 1/3 diện tích lănh thổ quốc gia này ch́m trong nước lũ.

"Những năm gần đây, tần suất lũ bất thường tại Bangladesh đă gia tăng đáng kể, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và tài sản của người dân", Kaiser Rejve, giám đốc tổ chức phi chính phủ CARE chi nhánh Bangladesh, cho biết, nói thêm rằng t́nh trạng này "báo hiệu nguy cơ tần suất và cường độ lũ, cũng như sự xói ṃn bờ sông, sẽ mạnh hơn trong những năm tới".

Tuy nhiên, không chỉ Bangladesh, hiện tượng này đang diễn ra khắp khu vực châu Á. Kể từ tháng 6, những trận mưa xối xả đă dẫn tới ngập lụt trên diện rộng ở nhiều quốc gia phía đông, đông nam và nam châu Á. Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Nepal, Pakistan, Mông Cổ, Ấn Độ, hàng triệu người phải di dời và hàng trăm người thiệt mạng v́ lũ lụt.


Cư dân được sơ tán khỏi một khu phố ngập lụt ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, hôm 15/10. Ảnh: Reuters.

Chỉ tính riêng Trung Quốc trong năm nay, 2,7 triệu người phải sơ tán và ước tính 63 triệu người chịu ảnh hưởng v́ lũ. Tổng cộng 53 sông đă chạm hoặc gần mực nước cao kỷ lục. Nhiều con đập trên lưu vực sông Trường Giang cũng không c̣n đủ sức chứa nước, gây ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở miền nam Trung Quốc ít nhất kể từ năm 1961.

Trong khi đó, 17 triệu cư dân thuộc khu vực Nam Á đă chịu ảnh hưởng của lũ lụt năm nay. T́nh h́nh thậm chí có khả năng tồi tệ hơn do mưa lớn được dự báo c̣n tiếp diễn tại nhiều khu vực khắp châu Á.

Nhật Bản, quốc gia không c̣n xa lạ với thiên tai, cũng chứng kiến h́nh thái thời tiết ngày càng nguy hiểm. Lượng mưa kỷ lục ở tỉnh Kumamoto trên đảo Kyushu khiến ít nhất 65 người thiệt mạng hồi tháng 7. Nhiều nơi thuộc tỉnh Chiba, phía đông Tokyo, vẫn lao đao v́ siêu băo Faxai hồi tháng 9 năm ngoái, khi nó tàn phá hơn 70.000 ngôi nhà, làm mất điện nhiều ngày, ảnh hưởng đến hàng chục ngh́n người.

Miền Trung Việt Nam cũng đang hứng chịu những hậu quả từ khi băo Linfa đổ bộ hôm 11/10. Mưa lớn không ngừng gây ra lũ lụt và sạt lở đất, khiến 84 người thiệt mạng, 38 người mất tích, gần 53.000 hộ dân phải sơ tán, tính đến 18/10. Địa bàn bị thiệt hại rải khắp 10 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

T́nh h́nh hiện nay cho thấy điều được dự báo từ rất lâu tại châu lục đông dân nhất thế giới dường như dần trở thành hiện thực. "Có một sự nhất quán trong những mô h́nh dự báo rằng biến đổi khí hậu ở châu Á sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn và những mùa mưa dữ dội hơn", Homero Paltan Lopez, chuyên gia thủy lợi tại Đại học Oxford, Anh, cho biết.

Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến gió mùa tại khu vực, khiến lượng mưa tập trung hơn nữa vào mùa mưa và làm mùa khô kéo dài thêm. Đó chính xác là những ǵ đang xảy ra, tàn phá đời sống của người dân châu Á, kéo theo hệ lụy về kinh tế nặng nề hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

"Tới năm 2050, 75% lượng vốn toàn cầu bị đe dọa bởi lũ lụt sẽ nằm ở châu Á. Tiểu lục địa Ấn Độ và các vùng lănh thổ ven biển Đông Nam Á sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất", Ruslan Fakhrutdinov, chuyên gia cộng tác với Viện nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, cho biết hồi tháng 8.

"Khoa học ngày càng chính xác hơn. Có một điều chúng tôi biết chắc chắn, là những nơi ẩm ướt sẽ ngày càng ẩm ướt, và các khu vực khô hạn sẽ ngày càng khô hạn", Abhas K Jha, chuyên gia thuộc chương tŕnh quản lư rủi ro đô thị và thiên tai ở khu vực Đông Á và Thái B́nh Dương của Ngân hàng Thế giới, cho biết.

Tuy nhiên, khả năng t́nh trạng mưa cực đoan tăng lên không đồng nghĩa với việc năm nào cũng lũ lụt. "Không chỉ lũ, các ḍng chảy c̣n có thể biến tướng theo cách khác và khó lường hơn", chuyên gia Lopez đánh giá, nói thêm rằng các nhà hoạch định không nên bất ngờ nếu lượng mưa trong mùa gió mùa năm sau ít hơn.

Hiện nay, để giải quyết vấn đề, hầu hết thế giới tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính, nhằm giảm tác động lâu dài của biến đổi khí hậu. Châu Á chiếm phần lớn tổng lượng khí thải carbon toàn cầu và tỷ lệ này đang gia tăng, tương ứng với tỷ lệ trong nền kinh tế toàn cầu và mức đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của châu lục này.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đối với vấn đề lũ lụt, tác động của việc giảm phát thải trong ngắn hạn và trung hạn rất hạn chế, bởi có khả năng lượng khí thải từ trước đến nay mới là nguyên nhân gây mưa cực đoan và mực nước biển dâng cao, dẫn đến lũ lụt. Hơn nữa, các yếu tố phi khí hậu, như di cư và phát triển, cũng liên quan đến tầm ảnh hưởng kinh tế - xă hội của lũ lụt.

"Theo ước tính, mỗi tuần có khoảng một triệu người di cư đến thành thị. Đó là sự bùng nổ chủ yếu không có kế hoạch, gây ra vấn đề lớn", chuyên gia Jha tại Ngân hàng Thế giới cho biết, nói thêm rằng điều tồi tệ hơn là hầu hết xảy ra ở những thành phố vừa và nhỏ, với "khả năng thích ứng kém nhất".

T́nh trạng di cư bắt nguồn từ quá tŕnh phát triển kinh tế kéo dài hàng thập kỷ ở châu Á. Các thành phố tại đây có thêm tổng cộng 200 triệu cư dân trong ṿng 10 năm, kể từ năm 2000. Xu hướng này thể hiện rơ rệt nhất ở Trung Quốc, nhưng tốc độ đô thị hóa tại Pakistan, Indonesia và Ấn Độ cũng đang gia tăng mạnh mẽ.

Việc dân số ngày càng đông, thường định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi có khả năng hứng lũ cao, đồng nghĩa với cái giá phải trả tăng lên. Một nghiên cứu hồi tháng 7 trên tạp chí Scientific Reports chỉ ra rằng trong khi nguy cơ lũ lụt đang gia tăng trên toàn cầu, mật độ dân số châu Á, kết hợp với yếu tố các cộng đồng thường tập trung ven bờ, đồng nghĩa với việc phần lớn dân số thế giới khả năng cao chịu rủi ro v́ lũ trong 80 năm tới sẽ tập trung ở châu lục này.

Những dữ liệu khác cũng phác họa bức tranh tương tự. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications năm ngoái ước tính đến năm 2050, số người từng sống tại những nơi hứng lũ do biến đổi khí hậu sẽ là 300 triệu, với các quốc gia dễ bị tổn thương nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.

Những sự thay đổi khác do con người, như t́nh trạng tàn phá trên diện rộng để nuôi trồng thủy sản tại vùng rừng ngập mặn ven biển, vốn giúp hạn chế nước dâng do băo và nước mặn xâm nhập vào đất liền, khiến đất bị ch́m xuống do khai thác nước ngầm quá mức. Việc mất các khu vực đầm lầy và bể chứa nước tự nhiên khác đồng nghĩa với nhiều thành phố dễ bị ngập lụt hơn, ngay cả khi không có yếu tố biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, phản ứng từ các nhà hoạch định chính sách được cho là vẫn c̣n lỗ hổng, dù sự phát triển của khoa học giúp cung cấp ngày càng nhiều dữ liệu về cuộc khủng hoảng.

Câu hỏi được đặt ra là liệu các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, như những con đập, có phải giải pháp hay không. Một số trận lũ lụt dữ dội đă xảy ra trên lưu vực sông Trường Giang, nơi sở hữu những cơ sở hạ tầng trị thủy quy mô lớn hàng đầu thế giới, bao gồm đập Tam Hiệp. Chuyên gia Lopez cho biết việc lũ hoành hành tại nơi mà Trung Quốc dồn nỗ lực kiểm soát ngập lụt suốt nhiều thập kỷ là một "bất ngờ".

Do đó, chuyên gia Jha đề xuất chuyển từ cái mà ông gọi là "cơ sở hạ tầng xám", bao gồm các đập, kênh và công tŕnh trị thủy quy mô lớn khác, sang những "cơ sở hạ tầng xanh", có nghĩa là tập trung vào việc tăng khả năng chứa nước của các thành phố thông qua cảnh quan, đồng thời khôi phục những hệ thống sinh thái như đồng bằng ngập nước, đầm lầy và rừng ngập mặn.

"Vấn đề thường nằm ở chỗ ngay cả khi các thành phố cố gắng xử lư lũ lụt, họ vẫn quá chú trọng vào cơ sở hạ tầng xám. Đó là một phần của giải pháp, nhưng không phải tất cả. Chúng ta phải cân bằng giữa cơ sở hạ tầng xanh và xám, hoặc thiết kế đô thị sao cho hợp lư", Jha giải thích.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trụ sở ở Manila, Philippines, ước tính chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và xám tại châu Á từ nay đến năm 2030 vào khoảng 800 tỷ USD, con số khá lớn. Tuy nhiên, cái giá phải trả nếu không hành động có thể c̣n cao hơn. Chỉ riêng lũ lụt ở Trung Quốc đă gây thiệt hại 25 tỷ USD trong năm nay.

Nhiều quốc gia đang mở rộng ngân sách cho vấn đề môi trường. Hồi tháng 7, Hàn Quốc công bố kế hoạch "Thỏa thuận Xanh Mới" đến năm 2025, với ngân sách lên tới 73 ngh́n tỷ won (63 tỷ USD). Các mục tiêu chính bao gồm giảm khí thải carbon trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời đầu tư vào những công tŕnh tiết kiệm năng lượng.

Đây được đánh giá là một khởi đầu tốt, nhưng Jha cho rằng cần nỗ lực lớn hơn nữa. "Chúng tôi muốn thấy nhiều hành động hơn", ông nói.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 10-21-2020
Reputation: 24952


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 75,808
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	chau.jpg
Views:	0
Size:	317.8 KB
ID:	1674102
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,932 Times in 3,459 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 22 Post(s)
Rep Power: 86 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05274 seconds with 14 queries