Tỷ phú Donald Trump đă thay đổi bộ mặt nước Mỹ trong 4 năm làm Tổng thống. Ông Trump đă từ người chưa từng có kinh nghiệm về chính trị, nhưng ông đă tác động sâu sắc đến chính trường Mỹ trên nhiều phương diện chỉ trong 4 năm qua. Ông chính là h́nh mẫu chính trị gia “không tưởng”
Sau đêm 8/11/2016, những chuyên gia từng khẳng định chắc nịch rằng bà Hillary Clinton sẽ trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên trở nên bối rối t́m cách lư giải sự thắng thế của ứng viên đảng Cộng ḥa.
Cuộc đua vào Nhà Trắng bốn năm trước hạ màn theo cách khiến cả thế giới bất ngờ, khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên chưa từng hoạt động trong lĩnh vực chính trị hoặc quân sự trước khi đắc cử.
Nước Mỹ, nơi điều ǵ cũng có thể xảy ra, đă chào đón một tân tổng thống với toàn bộ vốn liếng kinh nghiệm thuộc về ngành kinh doanh và giải trí.
Năm 2016, cả nước Mỹ ngạc nhiên khi doanh nhân Trump đánh bại đối thủ Clinton trên cơ về kinh nghiệm chính trị. Ảnh: Reuters.
Bốn năm trôi qua kể từ chiến thắng bất ngờ của ông Trump là một thời kỳ đầy biến động của chính trường xứ cờ hoa.
Quá tŕnh ông Trump thực hiện những lời cam kết lúc tranh cử đă phản ánh sức ảnh hưởng từ lối tư duy của một doanh nhân đối với bộ mặt chính trị Mỹ.
"Bẻ lái" đảng Cộng ḥa
Thập niên 1980 đánh dấu giai đoạn nắm quyền của đảng viên Cộng ḥa Ronald Reagan. Sức ảnh hưởng của tổng thống Mỹ thứ 40 đối với nước Mỹ mạnh mẽ đến nỗi giai đoạn này c̣n được biết đến với tên gọi “Cách mạng Reagan”.
Ông đă lèo lái đảng Cộng ḥa theo đường lối bảo thủ: đề cao sự vận hành tự do của thị trường, hạn chế can thiệp của nhà nước và tối thiểu các phúc lợi xă hội, cổ xúy thương mại và toàn cầu hóa, ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.
Nhưng sự vươn lên của Tổng thống Trump vào năm 2016 đă “bẻ lái” đưa phe Cộng ḥa rời xa đường lối vốn được đảng này tôn sùng trong bốn thập kỷ qua.
doanh nhan Trump thay doi My anh 3
Chỉ với 4 năm nắm quyền, ông Trump đă "bẻ lái" 4 thập kỷ coi trọng tự do thương mại toàn cầu của đảng Cộng ḥa. Ảnh: Reuters.
Lập trường của tổng thống Mỹ thứ 45 khác hẳn các ứng viên Cộng ḥa điển h́nh trong nửa thế kỷ nay: cứng rắn với nhập cư và vấn đề đối ngoại, đưa một đảng vốn coi trọng tự do thương mại dịch chuyển theo xu hướng ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và dân túy.
Lời hứa xây dựng bức tường biên giới với Mexico và yêu cầu nước láng giềng chi trả cho công tŕnh này là một trong những tuyên bố kích động nhiều luồng ư kiến trái chiều nhất trong quá tŕnh tranh cử của ông Trump.
Dù kết thúc 4 năm nhiệm kỳ mà việc xây tường không đạt được nhiều tiến triển, kế hoạch là ví dụ cụ thể nhất cho lập trường chống người nhập cư bất hợp pháp của người đứng đầu Nhà Trắng.
Tổng thống Trump trở nên khác biệt nhờ vào chính sách cứng rắn trước vấn đề nhập cư.
Trên thực tế, ông Trump không phải người khởi xướng mà chỉ tận dụng sự manh nha về một làn sóng gia tăng kỳ thị trong vấn đề nhập cư, xuất phát từ những nhân vật gây tranh căi trong quá khứ như Pat Buchanan, Ross Perot, Sarah Palin, Mike Huckabee hay phong trào Tiệc Trà.
Dựa trên nền tảng những thay đổi ngầm trong ḷng đảng Cộng ḥa, về cảm giác xa lạ của người da trắng đối với một nước Mỹ mà người da màu và thiểu số ngày càng tăng lên, ông Trump đẩy mọi thứ đi xa hơn khi tuyên bố sẽ không cho phép bất kỳ người Hồi giáo nào đặt chân vào xứ cờ hoa.
Dù chỉ dừng lại ở lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân của sáu quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo gồm Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen, ông Trump đă thể hiện khả năng tận dụng sự chuyển ḿnh của đảng Cộng ḥa để hướng nước Mỹ theo con đường bản thân vạch sẵn.
Tố chất nắm bắt cơ hội một cách khéo léo này xuất phát từ kinh nghiệm tích lũy trên thương trường của ông Trump.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, công dân 6 nước thuộc thế giới Hồi giáo từng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Bên cạnh đó, kể từ tháng 12/2018, Tổng thống Trump nhiều lần nỗ lực triển khai kế hoạch rút quân hoặc cắt giảm lực lượng của Mỹ tại các quốc gia như Syria và Afghanistan. Ông lập luận rằng khoản tiền hàng ngh́n tỷ USD nên được đầu tư cho lợi ích của nước Mỹ.
Đi kèm với việc hạn chế các khoản chi ở nước ngoài, động thái gia tăng chi tiêu quốc pḥng trong nước đă thể hiện sự ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông Trump.
Những chính sách nói trên cho thấy ông Trump phần nào đă áp dụng tư duy của một doanh nhân với hơn 50 năm kinh nghiệm trên thương trường khi chuyển ḿnh sang lĩnh vực chính trị: đầu tư v́ lợi ích nội bộ trước khi tham gia vào những vấn đề bên ngoài, định hướng xây dựng “một nước Mỹ v́ nước Mỹ”.
Ưu tiên lợi ích doanh nghiệp
Chiến thắng đầy bất ngờ của ông Trump bốn năm trước có sự đóng góp đáng kể từ những người đứng đầu các công ty.
Bộ phận cử tri này ủng hộ ứng viên đảng Cộng ḥa bởi những lời cam kết tạo điều kiện và môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp Mỹ.
Với nền tảng là một doanh nhân, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump sau khi đắc cử.
Chỉ một tháng trước khi đắc cử, ông Trump tuyên bố sẽ cắt giảm tới 70% các quy định liên bang nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
“Những quy định này chỉ cản đường phát triển của các doanh nghiệp”, ông Trump nói trong một sự kiện vận động cử tri ở New Hampshire.
Giữ đúng lời hứa, trong bốn năm cầm quyền, Tổng thống Trump đă cắt giảm các quy định trên nhiều khía cạnh, từ lao động đến môi trường.
Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, ông đă kư sắc lệnh hành pháp về Giảm Quy định và Kiểm soát Chi phí Quy định. Theo đó, khi các cơ quan chính phủ đưa ra quy định liên bang mới, họ phải loại bỏ hai quy định khác.
Bên cạnh việc tinh giản quy tŕnh và các loại thủ tục, ông Trump c̣n cam kết giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cho công nhân.
Chính sách thuế do đảng Cộng ḥa đề xuất và được thông qua tháng 12/2017 giúp tổng thống hoàn thành phần lớn mục tiêu này.
Những thay đổi về mặt chính sách nói trên cho thấy ưu tiên của Tổng thống Trump khi chuyển ḿnh từ một doanh nhân sang vai tṛ điều hành đất nước chính là cung cấp môi trường hoạt động lư tưởng cho các doanh nghiệp, với tầm nh́n thúc đẩy nền kinh tế của nước Mỹ tăng trưởng mạnh.
H́nh mẫu chính trị gia “không tưởng”
Với gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và giải trí, ông Trump đă xây dựng h́nh ảnh bản thân là một doanh nhân xuất chúng, mạnh mẽ, bản lĩnh và quyết đoán.
Khi "chân ướt chân ráo" gia nhập chính trường, phong thái doanh nhân của ứng viên đảng Cộng ḥa được khắc họa rơ nét qua những tuyên bố ngắn gọn và các cáo buộc trực diện nhắm vào đối thủ.
Sau khi ông Trump đắc cử, báo chí đưa tin liên tục và đăng hàng loạt bài phân tích về phong cách tấn công gay gắt được Tổng thống Trump áp dụng trong những cuộc khẩu chiến với lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hay Thị trưởng London Sadiq Khan - một lối tranh luận tay đôi hiếm thấy ở giới chính trị gia kỳ cựu.
Ở chừng mực nào đó, ông Trump là người sẵn sàng phá bỏ các chuẩn mực hành xử thông thường của một nguyên thủ quốc gia, điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ.
Một yếu tố được đánh giá cao trong chiến dịch của ông Trump nằm ở khả năng sử dụng những khẩu hiệu và lời kêu gọi có những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, song phát huy hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp đến với cử tri.
Tương tự như cách các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, ông Trump tiếp cận cử tri thông qua những bài phát biểu dễ đi vào ḷng nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp và tŕnh độ khác nhau.
Ngôn ngữ được ông Trump sử dụng cũng thể hiện phong thái tự tin và đậm tính truyền cảm hứng, với tần suất xuất hiện thường xuyên của các từ “chiến thắng”, “tin tưởng” và “tuyệt vời”.
Không quá phóng đại khi nói thành công của chiến dịch tranh cử phe ông Trump được xây dựng dựa trên khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại", có nguồn gốc từ cựu Tổng thống Ronald Reagan.
Giới quan sát cho rằng nhiều cử tri, đặc biệt là những người không am tường về các vấn đề chính sách hoặc không có tŕnh độ chuyên môn cao, có thể dễ dàng kết nối với phong cách sử dụng câu từ đơn giản của ông Trump.
Xét cho cùng, đối tượng "khách hàng" tiềm năng mà ông Trump hướng đến là những người bỏ phiếu phổ thông. Các bài phát biểu của ông thường chứa đầy những khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, có thể dễ dàng đưa vào các mục tin tức và trích đăng trên mạng xă hội.
Nh́n vào chiến thắng ngoạn mục bốn năm trước của ứng viên đảng Cộng ḥa trước bà Clinton, phần nhiều nhờ vào “quân bài tẩy” mang tên “đối thoại với cử tri” của ông Trump, nhiều người không khỏi liên tưởng tới quá tŕnh xây dựng đế chế Apple của cố doanh nhân Steve Jobs, vốn nổi tiếng gắn liền với những màn diễn thuyết gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Ở phương diện truyền thông, ông Trump không có nhiều thay đổi trong thái độ và cách hành xử đối với giới báo chí so với khoảng thời gian ông c̣n hoạt động trong lĩnh vực giải trí.
Các doanh nghiệp hiểu rằng danh tiếng của họ rất quan trọng, nên việc thông tin tiêu cực lan truyền trên các phương tiện truyền thông có thể để lại hậu quả lâu dài.
Do đó, một số doanh nhân “lăo làng” như ông Trump đă chọn nắm thế chủ động và công kích trực diện giới báo chí để giữ quyền kiểm soát danh tiếng của họ.
Và điều này không hề thay đổi khi “doanh nhân Trump” trở thành người đứng đầu nước Mỹ.
Ông Trump được ví như "khắc tinh" của giới truyền thông Mỹ.
Tờ Hill mô tả trường hợp của ông Trump và giới báo chí là “một mối quan hệ cộng sinh phức tạp”. Theo đó, cả hai thường xuyên tấn công lẫn nhau, khác với h́nh ảnh những chính trị gia cổ điển t́m cách “dung ḥa” với các hăng thông tấn lớn để tránh trở thành mục tiêu bị săn đón.
Để duy tŕ thế “cửa trên”, Tổng thống Trump thường tránh những hăng tin như CNN hay các báo nước ngoài và có xu hướng gắn bó với Fox - hăng truyền thông yêu thích từ khi ông c̣n hoạt động trong lĩnh vực giải trí.
Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng Twitter để chủ động nguồn tin và các phát ngôn cũng được ông Trump áp dụng. Việc không cho phép giới truyền thông đóng vai tṛ trung gian giữa bản thân và công chúng cho thấy kinh nghiệm rút ra từ những bài học trên thương trường của vị tỷ phú 74 tuổi.
VietBF@ sưu tầm.