Vaccine Oxford/AstraZeneca thử nghiệm giai đoạn ba với hai phác đồ, trong đó nhóm tiêm liều 1,5 đạt hiệu quả 90%, nhóm tiêm hai liều đầy đủ hiệu quả 62%.
Tính trung b́nh cả hai phác đồ, kết quả sơ bộ thử nghiệm giai đoạn ba vaccine Oxford/AstraZeneca hiệu quả 70%, đặc biệt ở nhóm nhỏ tiêm vaccine liều thấp hơn hiệu quả lên đến 90%.
Câu hỏi nhiều người thắc mắc là tại sao vaccine Oxford có hiệu quả khác nhau ở những phác đồ thử nghiệm khác nhau. Trước đó, hăng dược Pfizer cùng đối tác Đức BioNTech công bố hoàn tất thử nghiệm giai đoạn ba với hiệu quả vaccine 95%, c̣n Moderna hiệu quả sơ bộ sau thử nghiệm giai đoạn ba (chưa kết thúc) là 94,5%.
Andrew Pollard, nghiên cứu viên chính của thử nghiệm Oxford, không rơ tại sao các vaccine Covid-19 có kết quả khác nhau. Ông cùng cộng đồng khoa học đang chờ dữ liệu đầy đủ từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng. Pollard nói: "Tại thời điểm này, chúng tôi không thể giải thích đầy đủ về sự khác biệt. Điều quan trọng là phải hiểu cách nghiên cứu đo lường".
Hăng dược AstraZeneca cũng cho biết không có biến cố nghiêm trọng liên quan đến vaccine xảy ra, các nhóm tuổi đều dung nạp vaccine tốt ở mọi liều dùng. Vaccine hiệu quả với cả người cao tuổi.
Phương pháp thử nghiệm khác nhau khiến việc so sánh trực tiếp phức tạp.
Một loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu. Ảnh: Reuters
AstraZeneca và Oxford đă tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba trên toàn thế giới. Dữ liệu mới đây đến từ một phân tích tạm thời dựa trên 131 trường hợp mắc Covid-19 ở Anh và Brazil, trong số gần 23.000 t́nh nguyện viên. Trong các t́nh nguyện viên, một nửa được tiêm vaccine và một nửa nhận giả dược.
Nhóm nghiên cứu Oxford-AstraZeneca cho biết vaccine Covid-19 có khả năng bảo vệ 90% ở nhóm đối tượng nhận một nửa liều ban đầu, một tháng sau nhận tiếp một liều đầy đủ (gọi là liều tiêm 1,5). Hiệu quả thấp hơn, đạt 62%, khi đối tượng nghiên cứu nhận đủ hai liều cách nhau một tháng. Andrew Pollard cho rằng kết quả khả quan của vaccine, đặc biệt ở phác đồ 1,5 liều với hiệu quả 90%, sẽ giúp cứu sống nhiều người hơn.
Kết quả thử nghiệm của AstraZeneca chưa được b́nh duyệt và công bố chính thức. Các nhà khoa học cho biết điều này phụ thuộc vào việc xem hồ sơ chi tiết. Vẫn c̣n nhiều câu hỏi chưa được giải thích: Tại sao phác đồ vaccine liều thấp hơn lại cho hiệu quả cao hơn? Liệu vaccine có làm giảm lây lan ở những người không có triệu chứng? Điều này có thể khiến mọi người ngừng đeo khẩu trang trong bao lâu? Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu?
Sarah Gilbert, nhà nghiên cứu chính của Oxford, cảnh báo phác đồ tiêm 1,5 liều cần được nghiên cứu kỹ hơn để hiểu đầy đủ. Bà cho rằng nửa liều đầu tiên có thể kích thích hệ thống miễn dịch vừa đủ và liều tăng cường sau đó thúc đẩy cơ thể tạo lớp bảo vệ mạnh mẽ chống lại sự nhiễm trùng.
Lănh đạo AstraZeneca cho biết kết quả thử nghiệm sẽ được tŕnh bày ngay lập tức với các cơ quan quản lư sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh. Hăng dược cũng sẽ thảo luận dữ liệu mới nhất với cơ quan quản lư Mỹ trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tại Mỹ và giờ đây muốn điều chỉnh nhằm đánh giá thêm về liều tiêm 1,5.
Michael Kinch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới trong Kinh doanh tại Đại học Washington ở St. Louis, cho rằng cần phải minh bạch hơn về kết quả này. Ông cho biết, việc phụ thuộc vào dữ liệu ở các quốc gia không phải Mỹ, thiếu rơ ràng về liều dùng nên được các cơ quan xem xét. Đồng thời, hiệu quả vaccine 90% đến từ một nhóm nhỏ nghiên cứu (dưới 3.000 người nhận 1,5 liều vaccine ) làm dấy lên lo ngại.
Nếu được cơ quan quản lư phê duyệt, 4 triệu liều vaccine đầu tiên có thể sẵn sàng vào tháng 12, 40 triệu liều được giao vào quư đầu tiên năm sau, giám đốc điều hành công ty cho biết. Bên cạnh đó, vào mùa xuân tới, AstraZeneca cùng với các đối tác toàn cầu ở Brazil, Ấn Độ, Nga và Mỹ có thể sản xuất 100 triệu đến 200 triệu liều mỗi tháng.
Mặc dù kết quả bảo vệ thấp hơn Pfizer và Moderna, vaccine AstraZeneca có thể là một lựa chọn thực tế hơn trên toàn cầu, do mức giá rẻ hơn và không cần bảo quản ở nhiệt độ khắt khe dưới 0°C.
Vaccine bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ thường trong tối đa 6 tháng. Việc phân phối sản phẩm này trên thế giới dễ dàng hơn đáng kể so với vaccine của Pfizer phải bảo quản ở nhiệt độ -70°C, hay vaccine Moderna bảo quản tủ lạnh trong 30 ngày và phải đông lạnh -20°C sau đó .
Vaccine của AstraZeneca có mức giá thấp, khoảng 4 USD một mũi tiêm, so với vaccine Pfizer khoảng 19,5 USD một mũi tiêm, và Moderna giá cao hơn 37 USD một mũi tiêm.
Dù mức độ hiệu quả các vaccine được công bố khác nhau, các nhà khoa học và lănh đạo toàn cầu vẫn lạc quan cho rằng ba loại vaccine được công bố thành công liên tiếp trong ba tuần như một dấu hiệu cho thấy nhân loại đang bước gần hơn đến viễn cảnh đại dịch kết thúc.
Peter Piot, Giám đốc trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, người có công trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ AIDS, cho biết không thể đánh giá quá cao kết quả khả quan từ ba ứng viên vaccine. Ông nói: "Cách duy nhất để ngăn chặn Covid-19 là có nhiều loại vaccine hiệu quả và an toàn được sử dụng trên toàn thế giới với số lượng lớn".
Hildegund C.J. Ertl, một chuyên gia vaccine tại Viện Wistar ở Philadelphia, nói: "Tôi rất vui mừng trước thông tin đánh bại virus khá dễ dàng. Hiệu quả 90-95% là điều mà chúng ta từng mơ ước đối với virus cúm". Thông thường, vaccine cúm mùa có hiệu quả 40-60%.
Thủ tướng Anh, Boris Johnson, người từng mắc Covid-19 và điều trị tại pḥng chăm sóc tích cực, nói với Quốc hội hôm 23/11 rằng: "Vaccine giúp nhân loại tiến gần hơn đến cơ hội thoát khỏi nCoV, chứng minh đây không phải đại dịch không có hồi kết".