Những tháng cuối nhiệm kỳ, chính quyền Trump hoàn thành và đưa vào thực thi 4 quy định mới về nhập cư, xét duyệt lần cuối với 2 đề xuất, và đang xây dựng 2 dự thảo mới.
Theo trang ProPublica, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang khẩn trương xây dựng và ban hành một loạt quy định pháp luật mới ở những tháng cuối nhiệm kỳ. Trong số các quy định này, 8 nội dung liên quan đến vấn đề nhập cư.
Siết chặt nhập cư là điểm nhấn nổi bật trong chính sách của ông Trump, xuyên suốt từ giai đoạn tranh cử đến khi giữ chức ở Nhà Trắng trong 4 năm qua. Do vậy, việc gấp rút ban hành quy định là để hợp pháp hóa những vấn đề mà chính quyền Trump ưu tiên, từ đó có thể "trói tay" tổng thống Mỹ mới.
Tăng yêu cầu thu nhập với người lao động tay nghề cao
Chính phủ Mỹ hạn chế người nhập cư theo diện visa lao động chất lượng cao H-1B bằng cách đánh vào điều kiện mức lương tối thiểu. Quy định có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ban hành vào ngày 8/10, dù thời hạn góp ư công khai kéo dài đến ngày 9/11.
Theo quy định trên, đơn vị tuyển dụng tại Mỹ phải tăng mức lương bảo lănh cho người nhập cư xin visa H-1B với diện lao động tŕnh độ cao. Điều kiện về mức lương mới cao hơn đáng kể so với ban đầu, khiến nhiều trường hợp lẽ ra có thể xin được visa bỗng rơi vào diện không đủ điều kiện, theo ProPublica.
Công dân 23 nước, chủ yếu là các nước châu Phi, sẽ phải đặt cọc 5.000-15.000 USD nếu muốn nhập cảnh Mỹ diện du lịch. Số tiền phải đóng sẽ tùy vào quyết định của nhân viên lănh sự. Ảnh: Bloomberg.
Một quy định khác được công bố vào tháng 10 và chính thức có hiệu lực vào tháng 12 cũng làm khó nhóm lao động nhập cư chuyên môn cao.
Theo đó, một số công việc yêu cầu bằng cấp cao hơn nếu nhà tuyển dụng muốn t́m lao động nước ngoài. Các quy định với loại công việc buộc nhân viên phải có mặt ở cơ quan cũng được mở rộng, khiến nhà chức trách dễ xử phạt hơn.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, bất chấp t́nh trạng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chính quyền Trump vẫn điều chỉnh một nội dung của visa H-2A dành cho công nhân nhập cư.
Cụ thể, mức lương tối thiểu mà nhà tuyển dụng phải trả cho người nhập cư theo visa này sẽ được giữ nguyên và không tăng trong 2 năm tới.
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động phản đối quy định mới. Họ cho rằng nó khiến mức thu nhập của cả người Mỹ lẫn người nhập cư bị suy giảm, trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến toàn ngành rơi vào cảnh không c̣n nhiều nhân công.
Làm khó cả người du lịch và xin tị nạn
Chính quyền Trump cũng đưa ra một quy định mới với người xin visa du lịch B1/B2. Theo đó, họ phải đóng tiền bảo đảm lên đến 15.000 USD khi xin visa, và sẽ được hoàn trả khi rời Mỹ. Quy định có hiệu lực từ tháng 12.
Ở nhóm dự thảo đang ở giai đoạn xét duyệt cuối cùng, một nội dung sẽ tác động đến các vụ án liên quan đến nhập cư, trong khi đề xuất c̣n lại ảnh hưởng tới khả năng xin tị nạn của công dân nước ngoài.
Một khi hai quy định này được thông qua, thẩm phán của những vụ kiện nhập cư sẽ không được đơn phương đóng hồ sơ và ngăn cản quá tŕnh trục xuất.
Ngoài ra, những tiền lệ về bác bỏ đơn xin tị nạn của Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ được luật hóa. Nên chúng sẽ khó bị chính phủ kế nhiệm lật ngược. Đối tượng bị ảnh hưởng đáng kể nhất là những người xin tị nạn từ Trung Mỹ.
Những ngày qua, chính phủ Trump c̣n đề xuất thêm 2 quy định mới về nhập cư và đang được khẩn trương tŕnh xét duyệt.
Đề xuất đầu tiên sẽ cấm cấp giấy phép lao động cho người nhập cư đă nhận lệnh trục xuất.
Một thực tế là nhiều người nhập cư đă nhận lệnh trục xuất lần cuối nhưng vẫn cố t́m cách ở lại Mỹ, bởi đất nước của họ không chấp nhận người bị trục xuất hồi hương.
Với quy định mới, những ai rơi vào trường hợp này sẽ không thể tiếp tục lao động hợp pháp ở Mỹ. Thời hạn góp ư cho dự thảo sẽ kết thúc vào giữa tháng 12, nên khả năng quy định được thông qua trước ngày tổng thống mới nhậm chức là không cao.
Đề xuất c̣n lại gây khó khăn thêm cho người xin tị nạn ở khâu thu thập hồ sơ. Các thẩm phán cũng có thể dễ chọn chứng cứ bất lợi khi phân xử. Thời gian để đương đơn chuẩn bị và nộp hồ sơ cho ṭa án nhằm xin tị nạn cũng bị rút ngắn.
VietBF @ Sưu tầm