Nhiều nghị sĩ tuyên bố thách thức kết quả bỏ phiếu Đại cử tri Đoàn tại Nghị viện
Dân biểu Mo Brooks từ tiểu bang Alabama hôm thứ Năm (3/12 theo giờ Mỹ) đă chia sẻ với tờ Washington Times rằng, nếu hành vi đánh cắp cuộc bầu cử của ứng viên Joe Biden không bị cử tri đoàn ngăn chặn, ông sẽ thách thức kết quả kiểm đếm của cử tri đoàn khi Nghị viện chính thức xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống vào ngày 6/1/2021, theo Sound of Hope.
Ông nói rằng đă có hàng chục thành viên Hạ viện ủng hộ ông. Họ sẽ không cho phép thông qua các lá phiếu đại cử tri tại các tiểu bang có nghi vấn gian lận.
Ông Brooks cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hill hôm thứ Tư (2/12) rằng, trong t́nh huống xấu nhất, ông sẽ thách thức việc xác nhận kết quả bầu cử tại cuộc họp lưỡng viện. Bởi luật pháp liên bang cho phép các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện đưa ra các nghi vấn đối với kết quả bầu cử tổng thống tại cuộc họp lưỡng viện diễn ra ngày 6/1.
Ông cho rằng, bằng chứng gian lận có quá nhiều, và “nếu chỉ những phiếu bầu đủ hợp pháp được tính, tổng thống Trump đă giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn và được bầu lại làm Tổng thống”.
Ngày 6/1/2021, 50 tiểu bang sẽ báo cáo kết quả các cuộc bầu cử cử tri đoàn ở tiểu bang của họ lên Nghị viện, Chủ tịch Thượng viện (tức Phó tổng thống Mike Pence) sẽ chủ tŕ cuộc họp này. Theo thông lệ, vào hôm đó Hạ viện và Thượng viện nếu mỗi bên có ít nhất một thành viên từ chối chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu cử tri đoàn, th́ Nghị viện sẽ xem xét lại kết quả cuộc bầu cử.
Những tuyên bố của Dân biểu Brooks đă nhận được rất nhiều sự ủng hộ, lấy ví dụ từ Dân biểu Warren Davidson từ tiểu bang Ohio, hay Dân biểu Barry Moore từ tiểu bang Alabama. Họ đều tuyên bố sẽ cùng ông Brooks phản đối việc xác thực Biden là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Dân biểu Moore khẳng định “cần phải đảm bảo 70 hay 80 triệu người dân Mỹ không cảm thấy bị tước đoạt, bị đánh cắp quyền bầu cử, tuyệt đối không cho phép ai làm điều bất hợp pháp đó ở đây”.
Ông cũng đă tweet: “Công việc mới của tôi giờ đây là ‘chặn đứng hành vi đánh cắp bầu cử’, và việc lấy lại tính liêm chính cho cuộc bầu cử là ở vị trí số một. Tôi sẵn sàng tiến vào Hạ viện ngay trong ngày đầu tiên [của cuộc họp năm sau] để đấu tranh cho điều đó”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News gần đây, ông Moore cho biết tiểu bang Alabama của ông “đă thông qua Đạo luật xác minh ID cử tri, theo đó khi bỏ phiếu, cử tri phải xuất tŕnh ID của ḿnh. Một người chỉ một phiếu bầu. Nếu các tiểu bang khác cho phép cử tri gian lận, th́ họ đang không thực thi công lư, trên thực tế họ chẳng khác nào đang vi phạm pháp luật”.
Ông cũng cho biết thêm:
“Tôi nghĩ phải có một hệ thống cấp chứng chỉ cử tri toàn quốc (ai đă bầu xong là có chứng chỉ xác nhận), tôi đồng ư cấp kinh phí cho dự án này. Chính phủ liên bang có thể tái phân bổ kinh phí từ một số lĩnh vực đầu tư nhất định … phải làm sao để người dân Mỹ có niềm tin, rằng chính phủ dân cử thực sự là do họ bầu ra”, thay v́ do gian lận.
Ông Brooks tin rằng Tu chính án thứ 12 sẽ có lợi cho TT Trump
Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng, khi số phiếu của hai ứng cử viên không vượt quá 270, Hạ viện sẽ bầu ra Tổng thống và Thượng viện sẽ bầu ra Phó tổng thống.
Ông Brooks cho rằng mỗi đại biểu đoàn của tiểu bang phải có một phiếu bầu, và người giành được đa số phiếu bầu của đại biểu đoàn tiểu bang sẽ trở thành Tổng thống. Trong 50 phái đoàn đại biểu của các tiểu bang, Đảng Cộng ḥa kiểm soát ít nhất 26 tiểu bang, v́ vậy TT Trump sẽ có khả năng giành được đa số phiếu và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại.
Thiện Phong
|