Chiến dịch che giấu nguồn gốc virus Coroona của Trung đă được vạch rơ. Mới gần đây Trung Quốc mới đồng ư cho WHO đến Vũ Hán để diều tra nhưng họ ngày càng đẩy mạnh những giả thuyết vô căn cứ, cắt xén phát biểu và công tŕnh nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế, nhằm che giấu nguồn gốc thực sự của dịch bệnh.
Giáo sư Alexander Kekule, Giám đốc Viện nghiên cứu an ninh sinh học Halle, Đức, bất ngờ trở thành ngôi sao trên truyền thông nhà nước Trung Quốc những ngày qua.
Các hăng tin đua nhau trích dẫn cắt xén nghiên cứu của giáo sư Kekule để cáo buộc Italy, chứ không phải Trung Quốc, là nơi đại dịch Covid-19 khởi phát.
Chân dung của giáo sư Kekule xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo dưới tiêu đề: "Trung Quốc vô tội", New York Times viết.
Nỗ lực tẩy trắng
Đối mặt với sự giận dữ của thế giới trước cách ứng phó đại dịch sai lầm lúc ban đầu, nhà chức trách Trung Quốc đang t́m cách viết lại câu chuyện về dịch bệnh bằng cách lan truyền những giả thuyết vô căn cứ virus khởi phát từ bên ngoài.
Thời gian gần đây, quan chức Trung Quốc tuyên bố thực phẩm đóng hộp nhập khẩu có thể là nguồn gốc đưa virus tới nước này.
Thậm chí, các nhà khoa học Trung Quốc công bố một tài liệu cho rằng đại dịch có thể bắt nguồn từ Ấn Độ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc th́ đăng tải những câu chuyện sai lệch, trích dẫn không chính xác các nguyên cứu của chuyên gia nước ngoài, như trường hợp nghiên cứu của giáo sư Kekule, và phát biểu của các quan chức tại Tổ chức Y tế thế giới, để đổ vấy trách nhiệm cho quốc gia khác làm virus phát tán.
Phát biểu của giáo sư Alexander Kekule bị truyền thông Trung Quốc cắt xén. Ảnh: CGTN.
Chiến dịch tẩy trắng phần nào phản ánh nội bộ Bắc Kinh lo ngại h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc bị tổn hại v́ đại dịch. Các quan chức phương Tây đă nhiều lần chỉ trích việc Bắc Kinh che giấu sự bùng phát của dịch bệnh trong những tuần đầu tiên.
Trung Quốc cũng t́m cách cản trở cuộc điều tra của WHO đối với câu hỏi virus nhảy từ động vật sang con người như thế nào.
Bắc Kinh hiện kiểm soát chặt chẽ công tác của WHO, bằng cách đưa chuyên gia của Trung Quốc vào vị trí lănh đạo những giai đoạn then chốt của cuộc điều tra. Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục mở rộng ảnh hưởng đối với WHO.
Lan truyền những thuyết âm mưu đổ lỗi cho nước ngoài chịu trách nhiệm gây ra đại dịch là cách ứng phó điển h́nh của Trung Quốc trước những t́nh huống tương tự.
Trung Quốc hiếm khi thừa nhận thiếu sót. Để thoát khỏi sức ép, Bắc Kinh chuyển hướng sự chú ư sang một đối tượng khác, và kích động tinh thần dân tộc chống lại kẻ thù chung.
Sau khi đại dịch bùng phát, Bắc Kinh đă phát động chiến dịch quy mô lớn tẩy trắng những thất bại chống dịch ban đầu, thay vào đó ra sức tuyên truyền thành công trong kiểm soát dịch bệnh, qua đó tán dương những ưu điểm của mô h́nh nhà nước Trung Quốc.
Chiến dịch tuyên truyền tẩy trắng cho phép Bắc Kinh thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề nhức nhối, trong đó có khoảng cách giàu nghèo đă là một bất cập dai dẳng.
Nhà chức trách Trung Quốc không hề thích thú với các nỗ lực quốc tế xem xét lại những phản ứng chống dịch đầu tiên của nước này, các chuyên gia nhận định.
Erin Baggott Carter, phó giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Southern California, cho rằng Bắc Kinh coi những phản ứng chống dịch sai lầm là một điểm yếu có thể khơi mào rắc rối và sự bất măn nội bộ.
Nghiên cứu mới đổ lỗi cho Ấn Độ
Quan chức Trung Quốc đă nhiều lần công khai lan truyền thuyết âm mưu cho rằng quân đội Mỹ đưa virus tới Vũ Hán. Bắc Kinh giờ thậm chí đi xa hơn khi đưa ra những câu chuyện sai lệch về nguồn gốc dịch bệnh dựa trên những dữ liệu khoa học bị cắt xén.
Mới đây, một nhóm chuyên gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc công bố một báo cáo cho rằng virus bùng phát ở Ấn Độ trước khi lây lan sang Trung Quốc.
"Vũ Hán không phải nơi ca virus SARS-CoV-2 lây nhiễm từ người sang người đầu tiên xảy ra", nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu này chưa được giới chuyên gia quốc tế b́nh duyệt. Tháng trước, tài liệu này được đăng tải trên kho lưu trữ y khoa trực tuyến SSRN, đồng thời được gửi tới tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet để xuất bản.
Vũ Hán là thành phố đầu tiên trên thế giới bị phong tỏa v́ đại dịch Covid-19. Ảnh: Mainichi.
Tuy nhiên, sau thời gian thu hút sự chú ư của truyền thông quốc tế, tài liệu này được gỡ khỏi SSRN theo yêu cầu của các tác giả, The Lancet cho biết.
Nghiên cứu nêu trên là công cụ mới nhất, theo sau vô số b́nh luận cũng như tài liệu của các nhà khoa học Trung Quốc, cáo buộc virus ban đầu xuất hiện ở Italy, Tây Ban Nha, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới, trước khi lây lan tới nước này.
Trong khi các nghiên cứu mới nhất cho thấy virus corona có thể đă lây lan ở Mỹ và một số nước phương Tây sớm hơn so với suy nghĩ ban đầu, các nhà khoa học vẫn tin rằng Trung Quốc mới là nơi khởi phát của virus.
Edward Holmes, giáo sư nghiên cứu virus corona từ Đại học Sydney, cho rằng ư tưởng virus khởi phát từ bên ngoài Trung Quốc đang được sử dụng phục vụ mục đích chính trị.
"Nó thiếu đi sự khả tín về mặt khoa học và chỉ càng kích động thêm các thuyết âm mưu vô căn cứ", ông Holmes nói.
Bóp méo thông tin
Nhằm chuyển hướng sự chú ư ra bên ngoài, Bắc Kinh những tuần gần đây hồi sinh giả thuyết vô căn cứ việc bao b́ thực phẩm đông lạnh đă mang virus tới Trung Quốc. Quan chức nước này nói phát hiện dấu vết virus trên các sản phẩm nhập khẩu từ Đức, Ecuador, Na Uy và một số nước khác.
Dù WHO khẳng định khả năng nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với máu hay bao b́ thực phẩm rất thấp, các quan chức Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy giả thuyết này.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm đông lạnh hoặc sản phẩm từ thịt có khả năng đưa virus từ các quốc gia khác tới đất nước chúng ta", Wu Zunyou, nhà dịch tễ học đứng đầu Cơ quan Pḥng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, phát biểu.
Để thúc đẩy những giả thuyết sai trái trên phạm vi quốc tế, các quan chức Trung Quốc bóp méo b́nh luận của giới chuyên gia nước ngoài khiến công chúng tưởng rằng có sự đồng thuận rộng lớn trong giới khoa học về nguồn gốc của dịch bệnh.
Italy, Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ đă trở thành mục tiêu đổ lỗi của Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Michael Ryan, quan chức cấp cao của WHO, mới đây phát biểu cuộc điều tra của WHO cần tập trung vào cách thức virus nhảy từ động vật sang con người, và địa điểm cần xem xét đầu tiên chính là Vũ Hán.
Thế nhưng, truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đưa tin ông Ryan nói virus trước đó đă tồn tại trên thế giới và được phát hiện ở Vũ Hán.
Vài ngày sau đó, ông Ryan phải nói thẳng giả thuyết virus bắt nguồn bên ngoài Trung Quốc "mang tính suy đoán rất cao". Truyền thông nhà nước Trung Quốc không dẫn lại phát biểu này.
Tháng trước, trong một chương tŕnh thời sự, giáo sư Kekule khẳng định rơ ràng virus xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc. Ông Kekule đồng thời chỉ trích nhà chức trách châu Âu mất quá nhiều thời gian để phát hiện virus, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan rộng khắp thế giới.
Và đây là những ǵ hăng thông tấn China Global Television Network biên tập lại từ phát biểu của giáo sư Kekule: "Giáo sư nhấn mạnh đại dịch toàn cầu khởi phát từ miền Bắc Italy".
Giáo sư Kekule chưa bao giờ lường trước nghiên cứu và phát ngôn của ḿnh có thể trở thành công cụ truyền thông của Bắc Kinh. Vị giáo sư người Đức nhiều lần bày tỏ niềm tin virus bắt nguồn từ Trung Quốc.
Bối rối trước thông tin sai lệnh mà truyền thông Trung Quốc đăng tải, ông Kekule phải xuất hiện trên truyền h́nh Đức một lần nữa để cải chính.
"Trung Quốc tân dụng mọi thứ có thể cho mục đích tuyên truyền. Tôi nhận ra ḿnh phải làm ǵ đó để sửa chữa sai lầm này", giáo sư Kekule nói.
Nhưng cố gắng của ông Kekule đă trở thành công cốc, ít nhất là trong phạm vi đất nước Trung Quốc. Những đoạn video giáo sư người Đức chỉ trích nhà chức trách châu Âu đă được lan truyền rộng khắp Trung Quốc.
Hàng ngh́n người chia sẻ lại những bài báo trên truyền thông nhà nước về nghiên cứu của giáo sư Kekule, để lại những b́nh luận kiểu như "Một tỷ người Trung Quốc xin cảm ơn ông" hay "Không có nhiều nhà khoa học dám nói lên sự thật".
Một tấm h́nh chân dung giáo sư Kekule giờ đă trở nên phổ biến trên các mạng xă hội Trung Quốc, bên trên là cụm từ viết bằng màu đỏ: "Không phải Vũ Hán".
VietBF@ sưu tầm.