Châu Âu 'cách ly' nước Anh. Vậy là bây giờ vừa đương đầu với mối nguy từ biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, vừa đối mặt sự chia tách ngày càng lớn với Liên minh châu Âu (EU), người Anh có lư do để cảm thấy bị cô lập.
Kế hoạch tổ chức các sự kiện mừng Giáng sinh bị hủy bỏ. Nhiều tuyến bay phải tạm ngưng hoạt động khi hàng chục nước đă đóng cửa đường bay với Anh. Nước Anh đón mùa lễ hội trong không khí ảm đạm.
Tất cả bắt nguồn từ biến thể mới của virus corona được xác định có khả năng lây nhiễm cao hơn. Đợt phong tỏa mới mà chính phủ Anh ban bố trên diện rộng tương tự như một “liều thuốc thử” về viễn cảnh quốc đảo sương mù này rời khỏi EU vào ngày 31/12, New York Times b́nh luận.
Anh bước vào đợt phong tỏa mới do sự xuất hiện của biến chủng SARS-CoV-2 tại nước này. Ảnh: New York Times.EU đóng cửa với Anh
Nhiều chuỗi siêu thị lớn tại Anh đă cảnh báo người tiêu dùng về t́nh trạng khan hiếm rau quả trong giai đoạn cách ly xă hội.
Thực trạng này làm dấy lên mối lo về một cuộc khủng hoảng lương thực sau khi quá tŕnh Brexit hoàn tất, bởi khoảng 25% lượng thực phẩm tiêu thụ tại Anh được sản xuất ở các nước thuộc EU.
Rào cản đối với sự trao đổi hàng hóa sau khi Anh rời EU đă được dự báo từ lâu. Lệnh cấm đi lại do Covid-19 chỉ hiện thực hóa cơn ác mộng của các nhà phân phối thực thẩm Anh sớm hơn dự kiến.
Xe tải chở thực phẩm mắc kẹt tại cảng Dover do lệnh hạn chế đi lại ở Anh. Ảnh: New York Times.
Một lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lệnh hạn chế di chuyển giữa Anh và EU là ngành du lịch.
“Rào cản đó vẫn lờ mờ hiện hữu trong tâm trí chúng tôi v́ sự tồn tại của Brexit”, Russell Hazel, một bệnh nhân người Anh từng mắc Covid-19 hồi đầu năm, nhận xét về lệnh cấm nhập cảnh của nhiều nước EU đối với công dân Anh. “Giờ đây, rào cản đó đă trở nên hữu h́nh”.
Ông Hazel chia sẻ thêm rằng một người bạn của ông đang đến thăm Tây Ban Nha. Giờ đây, con đường trở lại quê nhà trở nên phức tạp hơn nhiều so với lúc đi.
Ông cũng so sánh t́nh cảnh hiện tại của nước Anh tương tự như “một màn diễn tập” chuẩn bị cho giai đoạn hậu Brexit, khi Anh và EU chấm dứt các thỏa thuận thương mại xuyên qua eo biển Manche.
"Câu trả lời cho yêu cầu Brexit”
Trong bối cảnh đất nước gần như bị cô lập sâu sắc, nhiều người Anh quy trách nhiệm cho Thủ tướng Boris Johnson.
Khi làn sóng Covid-19 đầu tiên bùng phát và lan rộng tại châu Âu, chính quyền ông Johnson đă vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ người dân khi phong tỏa chậm hơn so với nhiều nước EU khác.
Sự chậm trễ này đă khiến tỷ lệ tử vong v́ Covid-19 trên đầu người tại Anh tăng không kiểm soát và dẫn đầu châu Âu trong thời gian dài.
Mùa hè chứng kiến sự bùng phát không kiểm soát của dịch Covid-19 trên khắp nước Anh. Ảnh: Reuters.
Từ khoảng tháng 6, khi t́nh h́nh dịch bệnh có dấu hiệu tạm lắng, chính phủ ông Johnson công khai khuyến khích người lao động quay lại công ty làm việc b́nh thường.
Ngay cả khi t́nh h́nh dịch bệnh chuyển biến theo hướng tiêu cực, Thủ tướng Johnson vẫn trung thành với chính sách cho phép người dân tự do đi lại trong dịp Giáng sinh.
Nhân cơ hội đó, người dân ở nhiều đô thị lớn đă ùa ra đường mua sắm chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, bất chấp nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2.
Bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch, người dân Anh vẫn được phép ra đường mua sắm cho dịp Giáng sinh. Ảnh: New York Times.
Chính quyền cũng chủ động ngăn học sinh - sinh viên nước này trở về nhà sớm trong kỳ nghỉ đông, dù trường học là môi trường lư tưởng để mầm bệnh Covid-19 lây lan.
Quyết định nói trên đă vấp phải sự hoài nghi từ giới chuyên gia. Một số cố vấn khoa học của chính phủ hôm 21/12 báo cáo rằng người trẻ là đối tượng có khả năng cao nhiễm biến thể mới của virus corona.
“Tôi nghĩ cả thế giới đang nh́n vào Anh và lắc đầu ngao ngán”, bà Kelly Merris, công dân Anh gốc Australia, trả lời tờ New York Times về t́nh h́nh hiện tại ở Anh.
“Mắc kẹt trên một ḥn đảo ch́m trong đại dịch và bị quay lưng bởi các quốc gia khác không phải là ư hay”, bà Merris chia sẻ về việc buộc phải hủy kế hoạch trở về Australia vào dịp Giáng sinh v́ đại dịch.
Nhiều người Anh cho rằng lệnh cấm nhập cảnh của một số quốc gia châu Âu đối với Anh là cái giá mà nước này phải trả cho nỗ lực tách khỏi EU, theo New York Times.
“Thực trạng hiện nay là câu trả lời cho yêu cầu Brexit”, tiếp viên hàng không ngụ tại London Suraya Klein-Smith nói. “Người châu Âu có lư do ǵ để cảm thông cho chúng tôi?”.
Thầy giáo Piers Storey cười lớn khi được hỏi về quyết định đóng cửa đối với Anh từ phía nhiều quốc gia châu Âu.
“Có thể làm ǵ khác hơn bây giờ?”, ông nói. “Chẳng có ǵ gây ra sự chia cắt lớn như Brexit cả”.
VietBF@ sưu tầm.