Các vụ không kích được cho là do F-35I Adir của Israel tiến hành ở đông Syria hôm 13/1 đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các nhóm dân quân thân Iran, đó là đào ngũ hàng loạt.
Mới đây, tờ Al-Monitor đăng tải bài phân tích của tác giả Khaled al-Khateb có nhan đề: "Is Russia exploiting Iranian weakness in east Syria?" (Người Nga đang khai thác điểm yếu của Iran ở miền đông Syria?).
Nhằm đem lại cho độc giả một giả thuyết khá thuyết phục về những ǵ đang diễn ra ở Syria liên quan tới các cuộc không kích dữ dội của Israel nhằm vào các "mục tiêu Iran", chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm dân quân đồng minh ở tỉnh Deir Ezzor, miền đông Syria gần đây đă tái bố trí lực lượng của họ nhằm hạn chế thiệt hại nếu các cuộc không kích của Israel tái diễn trong khu vực.
Hoạt động này bao gồm việc chuyển đến các cứ điểm và căn cứ quân sự mới, tháo cờ trên các địa điểm này và cất giấu vũ khí. Đồng thời họ cũng bắt đầu cắt cử các thành viên người địa phương nhiều hơn vào nhiệm vụ canh gác.

Cờ Iran được cắm trước một công tŕnh tại Deir Ezzor, bức ảnh được ghi lại vào năm 2018.
Một số nhóm dân quân cũng đă bắt đầu sơ tán một phần khỏi các khu vực mà họ kiểm soát, đặc biệt là việc gia đ́nh của họ được chuyển tới các khu vực khác.
Có thể thấy thách thức lớn nhất mà người Iran phải đối mặt hiện tại là duy tŕ sự gắn kết của họ ở Deir Ezzor và vùng nông thôn bao quanh sau vụ tập kích dữ dội (nghi ngờ là do Israel tiến hành) hôm 13/1 đă khiến nhiều nhân sự đào tẩu khỏi các cơ sở quân sự của họ.
Các lực lượng Iran đă phải tăng cường tuần tra để t́m kiếm những người đào ngũ - chủ yếu là người Syria tại các vùng khác tham gia các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn và người Syria địa phương không trở về doanh trại sau khi các cuộc không kích kết thúc.
H́nh ảnh vụ các cuộc không kích được cho là do Israel tiến hành tại Deir Ezzor và Al-Bukamal, miền đông Syria hôm 13/1.
Lính đào ngũ sẽ đi đâu?
Điều khiến các lực lượng Iran ở Deir Ezzor lo lắng nhất dường như là ḍng người đào tẩu ngày càng gia tăng, nhưng họ không trở về nhà mà hướng tới các lực lượng vũ trang do Nga hỗ trợ trong khu vực, đáng chú ư nhất là Quân đoàn 5 thuộc Quân đội Arab Syria (SAA).
Quân đoàn 5 chính thức được tuyên bố thành lập vào ngày 22/11/2016 sau thất bại của việc xây dựng Quân đoàn 4 ở tây bắc Syria (được cho là do thiếu sự cộng tác của nhóm dân quân thân chính phủ và sự phản đối của Iran).
Việc thành lập Quân đoàn 5 đă từng được báo chí Syria ca ngợi là "đỉnh cao hợp tác" giữa liên minh Nga - Syria - Iran với việc binh lính được các cố vấn Nga trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy.
Quân đoàn được nhận trực tiếp từ Nga các xe tăng hiện đại bao gồm T-62M và T-72B3, binh lính được trang bị súng trường tấn công AKM, AK-74M và được bảo vệ bởi áo chống đạn 6B45, mũ Kevlar 6B7 tương tự như lính Nga.
Và tất nhiên, xây dựng một lực lượng quân sự từ đầu đồng nghĩa với việc người Nga có thể "nhào nặn" Quân đoàn 5 trở thành "lính xung kích" của Moscow và Damascus trong các mục tiêu quân sự tương lai.
Firas Allawi, nhà báo và người đứng đầu trang Alsharq News Network chuyên theo dơi tin tức ở Deir Ezzor và miền đông Syria, b́nh luận với Al-Monitor:
"Hàng chục thành viên của các "đội quân Iran" từ tỉnh Deir Ezzor đă rời khỏi các cứ điểm của họ sau các cuộc không kích ngày 13/1, nhiều người trong số họ đă chọn gia nhập Quân đoàn 5".
Ông Allawi nói thêm, "Các lực lượng Iran đang tăng cường tuần tra để t́m kiếm những người đào ngũ trên khắp khu vực nhằm hạn chế những vụ việc tương tự - thứ khiến giới lănh đạo của lực lượng Iran lo lắng và ảnh hưởng trực tiếp đến ảnh hưởng của lực lượng này.
Họ đă bắt giữ hàng chục tay súng bỏ trốn và một số người đă bị buộc tội xúi giục đồng nghiệp của họ rời khỏi hàng ngũ".
Một đồ họa của trang tin Southfront về các tay súng thuộc Quân đoàn 5. Đáng chú ư là tay súng trong ảnh là thành viên của "ISIS Hunter", một nhóm vũ trang được Nga trang bị để săn lùng các tay súng IS - hiện được cho là đă sáp nhập vào Quân đoàn 5.
Nga đang tận dụng hành động của Israel và thái độ của Mỹ?
Có vẻ như người Nga là bên được hưởng lợi lớn nhất từ điểm yếu của lực lượng Iran sau khi bị tập kích. Quân đoàn số 5 do Nga hậu thuẫn dường như đă trở thành "địa chỉ vàng" cho những người đào ngũ từ các nhóm Iran.
Đây có thể là một cơ hội cho Nga chiến lược gây sức ép nhằm vào các lực lượng Iran tại Deir Ezzor. Tỉnh này đặc biệt quan trọng đối với Nga do gần biên giới với Iraq và có nguồn tài nguyên khổng lồ, bao gồm cả dầu mỏ.
Có vẻ như Nga đă bắt đầu thực hiện các bước để mở rộng ảnh hưởng của ḿnh ở Deir Ezzor vào cuối năm 2020, tức là trước cuộc không kích ngày 13/1 nhằm vào các vị trí của Iran trong tỉnh.
Ông Allawi lưu ư: "Việc các cuộc không kích diễn ra nhiều hơn nhằm vào lực lượng Iran ở Deir Ezzor có thể làm suy yếu và dẫn đến sự sụp đổ của họ v́ nhiều thành viên người địa phương sẽ chọn đào ngũ hơn là chết cho Tehran.
Lựa chọn tốt nhất của họ để có được sự bảo vệ và tiền lương là Quân đoàn 5".
Sheikh Rami al-Doush, một "nhà hoạt động đối lập" người Deir Ezzor b́nh luận với Al-Monitor qua điện thoại:
"Các lực lượng Iran và dân quân đồng minh ở Deir Ezzor đang cảm thấy mối đe dọa nhằm vào ảnh hưởng của họ sau các cuộc không kích gần đây cũng như các động thái cạnh tranh của Nga đối với họ".
Nhà nghiên cứu khoa học chính trị Mohammed Adeeb, sống ở khu vực Aleppo do phiến quân kiểm soát nói với Al-Monitor:
"Sự cạnh tranh giữa Moscow và Tehran ở Deir Ezzor đang không ngừng leo thang và việc Nga tận dụng t́nh trạng yếu kém của Iran là điều đương nhiên.
Cấu trúc sức mạnh trong khu vực đang thay đổi sau các vụ không kích, người Nga cũng được hưởng lợi từ sự xa lánh và sợ hăi của người dân địa phương đối với các lực lượng Iran - những người và gia đ́nh sợ hợp tác hoặc cho phép con em họ gia nhập hàng ngũ của Iran.
Có thể nói giới b́nh dân ở Deir Ezzor thích người Nga hơn người Iran".
"Mối quan hệ Nga-Iran ở Syria dựa trên sự cạnh tranh chứ không phải xung đột và cuộc cạnh tranh này tập trung vào việc thu hút tân binh khi hai bên chia sẻ các khu vực "chồng lấn" về ảnh hưởng.
Cả hai bên đều sử dụng một số công cụ để quản lư cuộc cạnh tranh này và người Nga có thể khai thác các cuộc không kích của Israel nhằm vào mục tiêu Iran để thu hút các thành viên dân quân, điều này cho thấy Nga muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Iran khỏi miền đông Syria.
Nga thực sự đang cố gắng duy tŕ sự hiện diện của Iran, nhưng chỉ theo cách phục vụ lợi ích và chính sách của ḿnh. V́ vậy, tôi tin rằng sự phân cực ở miền đông Syria giữa Nga và Iran này sẽ không bao hàm xung đột giữa hai bên".
Obadah al-Tamer, Phó chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Quốc tế Sham ở vùng nông thôn của Aleppo (do phiến quân kiểm soát) b́nh luận với Al-Monitor:
"Nga có thể muốn cạnh tranh ảnh hưởng tại Syria với Iran v́ lợi ích của riêng ḿnh hoặc v́ những lư do liên quan đến (chính sách) của chính quyền mới của Mỹ.
Trong các cuộc gặp (giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov) vào năm 2016, Nga đă được "bật đèn xanh" (để mở rộng ảnh hưởng) ở Syria, với sự đồng ư của Mỹ.
Sau cuộc gặp này là một loạt các sự kiện nhằm cân bằng vai tṛ của Nga ở Syria.
Nếu chính quyền của ông Joe Biden có cái nh́n tương tự, Nga có thể cố gắng hạn chế vai tṛ của Iran ở Syria. Tuy nhiên, Iran cũng có thể cố gắng khai thác tiến tŕnh đàm phán về vấn đề hạt nhân để đạt được các lợi ích ở Syria, đặc biệt là ở miền trung và miền đông Syria".
VietBF @ Sưu tầm