Một kế hoạch của quân đội Mỹ từ lâu đă tập trung vào "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái B́nh Dương đi qua Nhật Bản, đảo Đài Loan, và Philippines; cùng với "chuỗi đảo thứ hai" nằm xa hơn về phía Tây, với sự hiện diện của đảo Guam - tiền đồn quân sự lớn của Mỹ, với các đảo quốc Thái B́nh Dương - tuy mật độ cư dân thưa thớt nhưng có vị trí chiến lược then chốt - đang thể hiện tầm ảnh hưởng vượt trội trong thế cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các tàu chiến của Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc tại cảng Apra trên đảo Guam, ngày 22/5/2019 (Ảnh: US Navy)
Mỹ đang tăng cường thời gian và nguồn lực vào nỗ lực đối đầu Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Hai ông lớn đang leo thang cạnh tranh ảnh hưởng đối với các nước nhỏ nhất trong khu vực: Các đảo quốc nằm rải rác ở Thái B́nh Dương.
Các nhà lập pháp và giới chức lănh đạo quân đội Mỹ trong khu vực vừa qua đă nhấn mạnh tầm quan trọng vượt trội của những quốc gia này.
Kế hoạch của quân đội Mỹ từ lâu đă tập trung vào "chuỗi đảo thứ nhất" ở Thái B́nh Dương đi qua Nhật Bản, đảo Đài Loan, và Philippines; cùng với "chuỗi đảo thứ hai" nằm xa hơn về phía Tây, với sự hiện diện của đảo Guam - tiền đồn quân sự lớn của Mỹ.
Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương của quân đội Mỹ, phát biểu hồi tuần trước tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) rằng các đảo kể trên "cung cấp khả năng hỗ trợ các hoạt động dự pḥng và khủng hoảng" bằng cách tổ chức các giao điểm chỉ huy/kiểm soát, các vị trí phân tán, cùng với kho chứa nhiên liệu và đạn dược.
Sức mạnh gia tăng của Quân Giải phóng nhân dân (PLA) - đặc biệt trong lĩnh vực tên lửa - buộc Mỹ phải t́m kiếm giải pháp phân tán và ngăn chặn các vụ tấn công.
Ông Davidson nói rằng việc pḥng thủ Guam, đặc biệt bằng hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis Ashore, là ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh ḥn đảo này là "vị trí hoạt động quan trọng nhất [của Mỹ] ở phía tây của Đường đổi ngày quốc tế (IDL)".

Đội h́nh 8 chiến đấu cơ Mỹ bay qua đảo Guam trong cuộc tập trận Cope North 21, ngày 9/2/2021 (Ảnh: US Air Force)
Đô đốc Davidson đă đệ tŕnh Quốc hội Mỹ bản danh sách ưu tiên đầu tư của Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương đến năm 2027, với ngân sách đề xuất 27 tỷ USD, nhằm hỗ trợ Sáng kiến Răn đe Thái B́nh Dương - được thiết lập từ năm ngoái nhằm củng cố hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực.
Đề xuất của ông bao gồm ngân sách 3.3 tỷ USD để xây dựng "những mạng lưới sinh tồn, tấn công chính xác cao dọc theo Chuỗi đảo thứ nhất".
"'Đường đứt găy' trong trật tự thế giới chính là chuỗi đảo thứ nhất, và các nước nằm ở chuỗi đảo thứ nhất nhận ra điều này hơn ai hết trên hành tinh," ông Davidson phát biểu tại AEI.
Bên cạnh 1.6 tỷ USD phân bổ cho hệ thống Aegis Ashore ở đảo Guam, đề xuất của Davidson c̣n bao gồm gần 200 triệu USD cho hệ thống radar của Palau - đảo quốc có vị trí chiến lược nằm giữa Philippines với Guam.
Guam là lănh thổ Mỹ, song Davidson cũng chịu trách nhiệm về các nước tham gia Hiệp ước Liên kết Tự do với Mỹ - gồm Liên bang Micronesia, Cộng ḥa Quần đảo Marshall và Cộng ḥa Palau. Các nước này cho phép quân đội Mỹ hoạt động trên lănh thổ của ḿnh để đổi lại được Mỹ bảo vệ.
"Đây là những [quốc gia] có hàng triệu dặm vuông diện tích biển nhưng dân số nhỏ," Davidson nói.

Kỹ sư hải quân Mỹ giúp người dân bản địa dọn dẹp băi biển ở Tinian, thuộc Thịnh vượng chung Quân đảo Bắc Mariana, ngày 17/8/2020 (Ảnh: US Navy)
Tầm ảnh hưởng vượt trội
Không chỉ nắm giữ vị trí chiến lược, các đảo quốc ở Thái B́nh Dương c̣n sở hữu nguồn tài nguyên biển khổng lồ cùng vai tṛ quyết định tiềm tàng trong nhiều cuộc bỏ phiếu tại những tổ chức như Liên hợp quốc.
Đây là một phần lư do khiến Bắc Kinh ra sức lôi kéo các nước nhỏ ở Thái B́nh Dương, bên cạnh mục đích cô lập môi trường ngoại giao của đảo Đài Loan. Washington thường chỉ trích những thỏa thuận của Trung Quốc với các nước nhỏ hơn, mà Mỹ cho là "thiếu đạo đức".
"Tôi nh́n thấy số lượng đáng kinh ngạc những ư định [của Trung Quốc] về tham nhũng, cưỡng ép và lôi kéo... trên toàn bộ chuỗi đảo Thái B́nh Dương," đô đốc Davidson cáo buộc.
"Họ đang cố gắng bắt tay với giới lănh đạo và các tổ chức quốc tế quan trọng," ông nói, gọi việc Trung Quốc đang chủ đạo các quy tắc quy tắc quốc tế là điều "rất nguy hiểm".
Ít giờ trước bài phát biểu kể trên của Davidson, các nhà lập pháp Mỹ đă thúc giục các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden về những lo ngại tương tự.
"Tôi cho rằng việc then chốt là phải tiếp cận với khu vực châu Đại Dương và với các đảo quốc. Họ thường là những phiếu quan trọng tại Liên hợp quốc," ứng viên Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nói trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 3/3.
Tại buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện 1 ngày sau đó, Thượng nghị sĩ Mazie Hirono yêu cầu ứng viên Thứ trưởng Quốc pḥng phụ trách chính sách Colin Kahl "tiếp tục xây dựng [Sáng kiến Răn đe Thái B́nh Dương] và tiếp cận với các đồng minh của chúng ta trong khu vực, đặc biệt là các nước trong Hiệp ước Liên kết Tự do".
"Có rất nhiều sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực," ông Kahl nói, cam kết sẽ hành động nếu được bổ nhiệm.

Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper gặp Tổng thống Palau Tommy Remengesau tại Palau, ngày 28/8/2020 (Ảnh: US Defense Department/Jim Garamone)
Thế chiến lược "đạn đă lên ṇng"
Các đảo quốc Thái B́nh Dương có xu hướng ngả về phía Trung Quốc như một nỗ lực đa dạng hóa các đối tác, xuất phát từ sự thiếu tiếp xúc từ chính Mỹ. Washington đề ra nhiều sáng kiến kinh tế cùng những nỗ lực phát triển, song rất nhiều tương tác của Mỹ trong khu vực là thông qua quân sự.
"Một phần đáng kể trọng tâm tái tương tác [của Mỹ với khu vực] xoay quanh nhân tố hợp tác an ninh đó," giảng viên cấp cao về nghiên cứu an ninh tại Đại học Massey New Zealand, bà Anna Powles, đánh giá.
Thách thức đặt ra với Mỹ là "kết nối" nỗ lực của Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương và Bộ Ngoại giao Mỹ "để bảo đảm có mức độ tham gia nhất quán [của Mỹ]... Điều này không chỉ là đáp ứng yêu cầu và lo ngại về chiến lược, mà là tuân theo sự tham gia nhất quán được thúc đẩy bởi những ưu tiên về Thái B́nh Dương" - bà Powles nhận định.
Các quan chức Mỹ thừa nhận nước này cần làm nhiều hơn là chỉ tiếp cận về quân sự với khu vực Thái B́nh Dương.
"Bộ Quốc pḥng là một trong nhiều đối tác liên bang cần tiếp tục củng cố liên minh với [các thành viên Liên kết Tự do] thông qua một cách tiếp cận từ toàn bộ chính phủ," phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Hirono nói với Bussiness Insider.
"Chúng ta cần tập trung vào chuỗi đảo Thái B́nh Dương," đô đốc Davidson nêu. "Không chỉ về mặt quân sự, mà c̣n về vai tṛ [của các đảo quốc] trong các tổ chức quốc tế và như một phần của nền kinh tế toàn cầu này."
Dù vậy, Mỹ cùng cần đặt mục tiêu hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng với khu vực - theo Steven McGann, cựu Đại sứ Mỹ tại Fiji, Nauru, Kiribati, Tonga, và Tuvalu.
"Mỹ và Trung Quốc đă cố gắng hợp tác. Ví dụ, ở Timor Leste có một dự án nông nghiệp ba bên mà hầu hết mọi người không hề biết đến," McGann nói.
"Có một số lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác," ông bổ sung, "song một điều cũng quan trọng là để phần c̣n lại của thế giới không chỉ nh́n nhận sự tiếp cận của Mỹ với các đảo quốc Thái B́nh Dương đơn thuần là để chống lại Trung Quốc."