Phía Trung Quốc đă tiếp tục bác bỏ các giả thuyết cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 "ṛ rỉ" từ pḥng thí nghiệm.
Thế giới cần chính phủ Trung Quốc hợp tác để truy t́m nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và ngăn chặn các mối đe dọa bùng phát đại dịch tương tự trong tương lai, Bloomberg trích dẫn lời kêu gọi của hai chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học của Mỹ hôm 30/5.
Cụ thể, theo Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu ủy viên của Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, hiện là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn dược phẩm Pfizer, Trung Quốc đă không cung cấp bằng chứng để bác bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 "ṛ rỉ" từ pḥng thí nghiệm, trong khi việc t́m kiếm các dấu hiệu cho thấy virus bắt nguồn từ động vật hoang dă không đem lại kết quả.
Trong khi đó, ông Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine của Bệnh viện Nhi đồng Texas, th́ cảnh báo rằng việc không truy ra nguồn gốc của đại dịch sẽ khiến nhân loại đối mặt với nguy cơ bùng phát một đại dịch tương tự trong tương lai.
"Nếu chúng ta không có hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc của COVID-19, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự bùng phát của COVID-26 và COVID-32", ông Hotez phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài NBC (Mỹ).
Gần một năm rưỡi sau khi Trung Quốc xác nhận những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nhân loại vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học đă đưa ra giả thuyết rằng rất có thể virus đă lây lan từ động vật hoang dă sang con người. Trong khi đó, giả thuyết virus "ṛ rỉ" từ pḥng thí nghiệm được một số đảng viên Cộng ḥa ủng hộ từ lâu, gần đây mới nhận được sự chú ư của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Trong một tuyên bố bất ngờ hôm 26/5, Tổng thống Biden đă kêu gọi mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Theo lời nhà lănh đạo Mỹ, đánh giá của các cơ quan t́nh báo nước này về khả năng virus lây lan từ động vật hay là sản phẩm từ pḥng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán được cho là khá mâu thuẫn. Ông Biden đă chỉ thị các cơ quan t́nh báo Mỹ "nỗ lực gấp đôi" trong việc điều tra và báo cáo lại cho ông sau 90 ngày.
Những tranh luận về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 đă một lần nữa được "thổi bùng" sau một bài đăng ngày 23/5 của tạp chí Wall Street Journal rằng có 3 nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đă có triệu chứng giống COVID-19 vào tháng 11/2019 và đến bệnh viện chữa trị.
Ông Hotez cho rằng các nhà khoa học nên được phép tiến hành một cuộc điều tra dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm ở Trung Quốc và lấy mẫu máu của người và động vật - do đó Mỹ cần gây áp lực với Trung Quốc, bao gồm cả đe dọa và trừng phạt, để ép Bắc Kinh cho phép mở cuộc điều tra.
Phía Trung Quốc đă tiếp tục bác bỏ các giả thuyết cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 "ṛ rỉ" từ pḥng thí nghiệm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 27/5 đă chỉ trích động thái của Tổng thống Biden là hành vi "bêu xấu, thao túng chính trị và đổ lỗi".
Báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hồi tháng 3 không đưa ra đầy đủ bằng chứng về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, nhưng đă kết luận rằng khó có khả năng virus ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm. Vào thời điểm đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đă kêu gọi điều tra thêm và cho biết "tất cả các giả thuyết vẫn đang được xem xét".
VietBF @ Sưu tầm