Phải t́m được giải pháp công nghệ cao ngăn chặn t́nh trạng lái xe say xỉn khi điều khiển phương tiện.Đây là đề bài khó mà Quốc hội Mỹ đặt ra với hăng sản xuất ô tô, được đề cập trong dự luật hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ vừa thông qua cuối tuần trước, dự kiến sẽ được Tổng thống Mỹ Joe Biden kư thành luật trong hôm nay (15/11).
Giải pháp công nghệ cao ngăn chặn t́nh trạng lái xe say xỉn là một trong những điều khoản đi cùng ngân sách 17 tỷ USD để cải thiện an toàn ô tô trong bối cảnh tai nạn đường bộ tại Mỹ tăng cao. Trung tâm về Giao thông vận tải Eno đánh giá, đây là mức phân bổ ngân sách cho an toàn đường bộ cao nhất trong hàng thập kỷ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Pete Buttigieg chia sẻ: “Chỉ trong vài tháng qua, khi đi qua khắp miền đất nước, tôi đă chứng kiến quá nhiều điểm tưởng niệm nạn nhân TNGT bên đường trong khi đa phần hoàn toàn có thể tránh”.
Theo dự luật mới, các hăng sản xuất ô tô sẽ phải xây dựng hệ thống giám sát để ngăn chặn lái xe say xỉn, bắt đầu với các phương tiện sản xuất từ đầu năm 2026.
Từ nay đến đó, Bộ Giao thông Mỹ sẽ đánh giá và lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp nhất để lắp đặt trên hàng triệu phương tiện và các nhà sản xuất có thời gian để thực thi.
Trước thông tin trên, bà Alex Otte, Chủ tịch tổ chức “Những bà mẹ chống tệ nạn uống rượu lái xe” (Mothers Against Drunk Driving - MADD) vô cùng vui mừng đánh giá đây là gói ngân sách quan trọng nhất mà bà chứng kiến kể từ khi MADD được thành lập, đánh dấu bước khởi đầu để chấm dứt t́nh trạng lái xe say xỉn.
MADD là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ cách đây 41 năm, hoạt động tại Mỹ, Canada và Brazil, vận động chống hành vi uống rượu lái xe, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng v́ hành vi này, ngăn chặn t́nh trạng trẻ vị thành niên sử dụng rượu bia, vận động siết chặt chính sách, quy định quản lư hành vi lái xe khi say rượu, sử dụng thuốc phiện.
“Ma men” - kẻ giết người số 1 trên đường phố Mỹ
rong báo cáo công bố tháng trước, Ủy ban ATGT Quốc gia Mỹ (NHTSA) ước tính có 20.160 người tử vong v́ TNGT trong nửa đầu năm 2021 - con số cao nhất tính riêng trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2006 trở lại.
Đặc biệt, Ủy ban của Mỹ chỉ ra, nguyên nhân chính khiến TNGT tăng đột biến trong thời gian dịch bệnh đó là vượt tốc độ, lái xe không tỉnh táo, không đeo dây an toàn.
Cũng theo NHTSA, mỗi năm có khoảng 10.000 người thiệt mạng v́ tai nạn liên quan tới nồng độ cồn tại Mỹ, chiếm 30% trong tổng số thương vong.
Hiện tại, các hăng ô tô tại Mỹ đă ứng dụng thiết bị khoá liên động/IID trên xe ô tô để kiểm tra nồng độ cồn trước khi cho phép người lái khởi động xe. Người điều khiển phương tiện phải thổi vào thiết bị để kiểm tra. Nếu máy nhận thấy người lái có nồng độ cồn trong máu quá cao th́ sẽ vô hiệu hóa phương tiện, không cho phép khởi động.
Nhưng công nghệ này mới áp dụng với người điều khiển từng bị truy tố v́ tội lái xe khi say xỉn.
Dự luật mới không đề cập cụ thể tới công nghệ này và chỉ cho biết, các hăng phải xây dựng công nghệ có thể giám sát mọi hoạt động của lái xe để xác định chính xác liệu lái xe có tỉnh táo hay không.
Do đó, theo ông Sam Abuelsamid, nhà phân tích hàng đầu của công ty cố vấn Guidehouse Insights, khả năng cao, các hăng sẽ áp dụng hệ thống camera hồng ngoại để theo dơi hành vi người lái.
Công nghệ này vốn đă có mặt trên thị trường, được lắp đặt trên xe của hăng General Motors, BMW và Nissan để theo sát khả năng tập trung của người dùng trong khi để xe ở chế độ trợ lái.
Camera đảm bảo lái xe phải luôn theo dơi đường và phát hiện các dấu hiệu lái xe đờ đẫn, không tỉnh táo để cảnh báo kịp thời. Trong trường hợp tài xế không tập trung, ô tô sẽ bật đèn cảnh báo nguy hiểm, giảm tốc và đưa phương tiện tấp vào lề đường.
|