Các thị trường chứng khoán lớn trên toàn cầu phản ứng tiêu cực sau khi thế giới ghi nhận biến chủng mới của SARS-CoV-2 tại châu Phi.
Chứng khoán toàn cầu vừa đồng loạt giảm điểm trong phiên ngày 26/11 sau khi biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận xuất hiện tại Nam Phi, kéo theo hàng loạt các động thái siết chặt di chuyển của các quốc gia và làm dấy lên lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ đă có ngày giảm điểm tệ nhất từ tháng 2 sau khi nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, yêu cầu hạn chế di chuyển với nhiều nước châu Phi.
Sự bất định đă khiến thị trường chứng khoán dù hoạt động nhộn nhịp trong thời gian qua vẫn chịu sự rung lắc mạnh. Nhiều đơn vị quan sát thị trường nhận định biến động biên độ lớn có thể sẽ tiếp diễn khi các quốc gia đánh giá nguy cơ liên quan đến bến thể mới.
Các thị trường chúng khoán châu Âu giảm điểm ngay sau khi thông tin về biến chủng mới được ghi nhận. Ảnh: Shutterstock.
Biến chủng mới gây lo ngại
Lượng đột biến của biến chủng mới này đang dấy lên lo ngại rằng đây có thể trở thành chủng đặc biệt dễ lây nhiễm và khiến vaccine trở nên kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa có khẳng định chắc chắn nào.
"Thị trường ghi nhận lượng bán tháo mạnh là hệ quả của tâm lư lo ngại với thông tin mới, bên cạnh đó thị trường cũng đă tăng trưởng khá mạnh với biên độ dao động thấp trong thời gian gần đây. Vẫn c̣n quá sớm để đánh giá biến thể mới sẽ tác động ra sao", nhà chiến lược Kiran Ganesh từ UBS Global Wealth Management nhận định.
Chỉ số S&P 500 đă đóng cửa với mức giảm 2,3% sau phiên ngày 26/11, trong khi chỉ số Nasdaq cũng giảm 2,2% và các thị trường chứng khoán châu Âu giảm từ 3-5%.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định thời lượng giao dịch ngắn do kỳ nghỉ lễ tại Mỹ có thể sẽ khiến chứng khoán Mỹ ghi nhận biến động mạnh khi mở cửa trở lại vào đầu tuần sau.
Dịch bệnh và các biến thể Covid sẽ vẫn là nguy cơ lớn nhất với các thị trường và dự kiến sẽ tiếp tục gây ra biến động mạnh
Chiến lược gia Keith Lerner từ Truist
Cú giảm điểm ngày 26/11 tiếp tục kéo chỉ số S&P 500 xuống xa hơn mức cao kỷ lục đạt được vào tuần trước. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp nhiều gián đoạn và t́nh trạng thiếu hàng hóa, nhân công, các nhà đầu tư đă phản ứng sớm với viễn cảnh giá cả leo thang và lo ngại các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ ngừng kích thích nền kinh tế để kiềm chế lạm phát.
Sự xuất hiện của biến thể mới đă khiến giới đầu tư trở lại với lo ngại căn bản nhất về dịch bệnh. Làn sóng Covid-19 thứ 4 đă khiến châu Âu siết chặt các chính sách, thậm chí nhiều nơi đă thực hiện phong tỏa.
"Dịch bệnh và các biến thể Covid sẽ vẫn là nguy cơ lớn nhất với các thị trường và dự kiến sẽ tiếp tục gây ra biến động mạnh", nhà chiến lược Keith Lerner từ Truist nhận định.
Ông Lerner cũng cho rằng một đợt bán tháo nhỏ nhiều khả năng sẽ xảy ra trong bối cảnh chứng khoán đang ở mức cao thời gian gần đây. "Chúng tôi chưa có điều chỉnh nào tới khuyến nghị đầu tư ở thời điểm này", ông Lerner đề cập trong thông báo gửi tới khách hàng của Truist.
Ông không quên nhấn mạnh người tiêu dùng và các doanh nghiệp đă rất quen với việc đối mặt với việc siết chặt quy định liên quan tới Covid trong thời gian gần đây.
Nhà đầu tư t́m kênh trú ẩn
Giá trị hợp đồng tương lai dầu West Texas giao ngay, chỉ số dầu thô quan trọng của Mỹ, giảm hơn 13% xuống mức 68,04 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9.
Giá dầu đặc biệt nhạy cảm với các lệnh giới nghiêm buộc mọi người phải ở nhà, không thể di chuyển. Cú giảm này đến chỉ 3 ngày sau khi Mỹ và 5 quốc gia khác thông báo sẽ đưa ra những biện pháp phối hợp cần thiết để điều chỉnh kho dự trữ dầu nhằm kiểm soát giá dầu.
Với hợp đồng tương lai dầu Brent, chỉ số dầu thô của châu Âu, giá trị của hợp đồng đă giảm 11% xuống mức 73 USD/thùng. Tuy nhiên ông Ganesh từ UBS dự đoán giá dầu Brent sẽ lên mức 90 USD vào tháng 3/2022 do lo ngại dịch hiện tại chỉ là nhất thời.
Nhu cầu với những trái phiếu chính phủ tương đối an toàn đang tăng cao, đẩy giá của tài sản này lên cũng như hạ mức lăi suất trái phiếu. Lăi suất 10 năm của trái phiếu chính phủ Mỹ giảm 0,15 điểm phần trăm, xuống mức 1,48%/năm, cú giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Lăi suất trái phiếu chính phủ Đức cũng giảm 0,09 điểm phần trăm xuống mức âm 0,34%/năm.
Trong bối cảnh chứng khoán phản ứng tiêu cực, nhà đầu tư đang t́m đến trái phiếu chính phủ để trú ẩn tài sản. Ảnh: AP.
Duới tác động dư âm của dao động thị trường năm ngoái, nhiều cổ phiếu đă tăng trưởng mạnh ngay trong giai đoạn phong tỏa và cách ly, điển h́nh là cổ phiếu của Zoom hay Peloton. Các doanh nghiệp dễ tổn thương bởi các lệnh giới hạn di chuyển như Boeing lại ghi nhận cổ phiếu giảm giá.
Ở châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa phiên gần nhất với mức giảm 2,5% trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,7%.
Tại châu Âu, nhóm cổ phiếu năng lượng dẫn dắt đà giảm của thị trường. Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 3,7% sau phiên gần nhất. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,6 trong khi các chỉ số quan trọng tại Pháp và Tây Ban Nha giảm khoảng 5%.
Với việc một vài quốc gia bao gồm Anh và Pháp nhanh chóng đưa ra các biện pháp giới hạn di chuyển hàng không với Nam Phi và 7 nước châu Phi khác, giá cổ phiếu của các hăng hàng không đă giảm mạnh. Công ty mẹ của British Airways ghi nhận cổ phiếu mất 15% giá trị trong phiên gần nhất, mức giảm mạnh nhất trong nhóm FTSE 100.
"Sự tự tin đi xuống mới đây là bước lùi gần nhất mà thị trường cần phải trải qua. Sẽ cần nhiều hơn để kiềm chế tâm lư thị trường và phục hồi tinh thần lạc quan", nhà phân tích Susannah Streeter từ Hargreaves Lansdown nhận định.
VietBF@sưu tập