Mỹ đang thúc đẩy khuôn khổ kinh tế mới trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương nhằm đối trọng với sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
Mỹ đang cố gắng khởi xướng khuôn khổ mới tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương nhằm lấp đầy khoảng trống kinh tế sau khi từ chối tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP).
Khuôn khổ Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương được mô tả là một trụ cột quan trọng trong chiến lược "tái thiết tốt hơn" của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây cũng được xem là cách nước này đối phó với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng khẳng định được vị thế trên trường thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia có đối tác thương mại lớn là Trung Quốc lo lắng rạn nứt ngày càng gia tăng giữa hai cường quốc có thể gây tổn hại kinh tế. Họ đang trông cậy vào Nhật Bản để giúp thúc đẩy các chính sách tách khỏi Bắc Kinh, theo Nikkei Asia.
Mỹ hướng đến khuôn khổ kinh tế mới
Vào tháng 11, hai quan chức Mỹ cao cấp là Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Katherine Tai đă bắt đầu các chuyến công du châu Á để thảo luận về "khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương" do nước này khởi xướng.
Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cho biết Mỹ lên kế hoạch khởi xướng khuôn khổ kinh tế mới cho khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Ảnh: Bloomberg.
Động thái này được cho là sự đáp trả của Mỹ với Trung Quốc, nhằm mục đích giảm bớt phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào nước này, đồng thời thắt chặt giám sát xuất khẩu để tránh ṛ rỉ công nghệ quan trọng.
Khuôn khổ cũng sẽ bao gồm các quy tắc chung về kiểm soát dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, cũng như thúc đẩy hợp tác cơ sở hạ tầng - một lĩnh vực mà Bắc Kinh đang tích cực triển khai.
Bộ trưởng Thương mại Raimondo cho biết khuôn khổ mới không phải là một hiệp định thương mại truyền thống. Tuy nhiên, cho đến nay, các điều khoản trong khuôn khổ vẫn chưa rơ ràng, chẳng hạn liệu hiệp định có ràng buộc pháp lư hay không.
Nikkei Asia đánh giá Mỹ đang vội vàng t́m cách thể hiện khi Trung Quốc dần khẳng định vị thế trên trường thương mại quốc tế, đe dọa định h́nh lại trật tự kinh tế khu vực khi vắng mặt Washington.
Trung Quốc đă nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương. Và chính quyền Biden chịu áp lực phải đáp trả bằng cách nào đó.
Không có ư tưởng nào thực sự mới trong kế hoạch về khuôn khổ Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Trước đó, Bộ Tứ (QUAD) - gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - đă làm việc để củng cố chuỗi cung ứng về chất bán dẫn và các sản phẩm khác.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số được kư kết giữa Singapore, Chile và New Zealand cũng đă góp phần h́nh thành quy tắc chung trong khu vực.
Về cơ sở hạ tầng, các nhà lănh đạo G7 vào tháng 6 đă chấp thuận kế hoạch hạ tầng “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” do Mỹ đề xuất, nhằm đối trọng với sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc.
Mục đích khuôn khổ mới lần này của Washington về cơ bản là kết hợp nhiều sáng kiến khu vực với nhau và mở rộng chúng ra khắp Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, theo Nikkei Asia.
Vai tṛ điều phối của Nhật Bản
Tuy nhiên, nhiều quốc gia không “mặn mà” với việc buộc phải chọn đứng về phía Mỹ hoặc Trung Quốc. Nếu đứng về Mỹ, việc giám sát quá chặt chẽ đối với xuất khẩu công nghệ tiên tiến sẽ gây tổn hại cho các quốc gia có thương mại lớn với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, các quan chức thương mại châu Á cho biết họ kỳ vọng Nhật Bản đóng vai tṛ điều phối. Một số khác mong rằng Tokyo sẽ nỗ lực t́m cách "tách rời" các lĩnh vực không cần thiết khỏi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Và khi đó, Tetsuya Watanabe, Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, lập luận rằng sự tham gia của Mỹ ở châu Á sẽ có lợi cho Nhật Bản.
"Nhật Bản nên tận dụng mọi cơ hội để tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á”, ông nói. “Duy tŕ sự cân bằng với Trung Quốc là ch́a khóa cho sự ổn định khu vực, do đó phải là mục tiêu nhất quán trong chính sách của chúng tôi".
Trong những ngày đầu đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP), triển vọng tăng khả năng tiếp cận, đưa hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đă khuyến khích nhiều nước tham gia. Một “củ cà rốt” - cho thấy quyền lợi hay phần thưởng - tương tự sẽ cần thiết trong nỗ lực xây dựng khuôn khổ kinh tế mới.
Trong chuyến đi đến Malaysia, bà Raimondo đến thăm một nhà máy bán dẫn từng phải đóng cửa do đại dịch, đồng thời công bố kế hoạch hợp tác về khả năng phục hồi và an ninh chuỗi cung ứng. Các nước châu Á sẽ hoan nghênh điều này nếu nó có nghĩa là Mỹ sẽ đầu tư bên ngoài nhiều hơn.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob gặp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tại Putrajaya, vào ngày 18/11. Ảnh: Kyodo.
Đối với cơ sở hạ tầng cũng vậy. Trong lĩnh vực viễn thông, một số nước đang phát triển đă phải mua thiết bị rẻ tiền của Trung Quốc bất chấp lo ngại bị ṛ rỉ dữ liệu với Bắc Kinh. Cung cấp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn sẽ thúc đẩy sự hấp dẫn của khuôn khổ mới.
Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều hoài nghi về khuôn khổ mới này. Scott Miller, hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, e ngại một khuôn khổ không yêu cầu sự phê duyệt của cơ quan lập pháp sẽ không làm được ǵ nhiều.
Trước các động thái của Mỹ, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn đang theo đuổi chính sách chờ đợi và quan sát. Nhưng Song Guoyou, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán của Trung Quốc, đă chế nhạo nỗ lực của chính quyền Biden trong một bài viết trên Thời báo Hoàn cầu.
“Khi Mỹ đưa ra một sáng kiến kinh tế, họ luôn sử dụng từ ngữ hoa mỹ để thuyết phục các nước trong khu vực, nhưng sự thật là nước này luôn thất bại trong việc đầu tư thực tế”, ông cho biết.
Dù vậy, với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, chính quyền Biden đang cố gắng đưa ra kết quả thực tế trước các cử tri. Khi đó, Tokyo sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng trước các hành động của Washington.