Trưa nay (25/3), thể thao Việt Nam bàng hoàng trước thông tin "Hoàng tử ếch" Nguyễn Hữu Việt qua đời ở tuổi 34.
Theo nguồn tin ban đầu, tối qua Hữu Việt vẫn khỏe mạnh và tới sân xem trận Việt Nam - Oman nhưng sáng nay anh bị cảm, ngưng tim đột ngột, cộng thêm tiền sử bệnh hen suyễn nên t́nh h́nh trở nặng. Người thân cố gắng đưa Hữu Việt tới bệnh viện nhưng đă không kịp cứu chữa.
Đột tử là ǵ? Ai có nguy cơ cao?
Đột tử có nghĩa là một người đang khỏe mạnh bỗng nhiên phát bệnh và tử vong trong một khoảng thời gian ngắn. Có không ít người đột tử hàng năm và đột tử đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Theo số liệu của Trung tâm Tim mạch Trung Quốc, hàng năm số ca đột tử ở nước này lên tới 550.000 ca. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Y học cấp cứu Trung Quốc" vào tháng 4 năm 2020 cũng cho thấy nguyên nhân chính gây đột tử là đột tử do tim (57,76%), sau đó là đột tử do phổi (21,63%), sau đó là đột tử do năo (9,21%).
Các ca đột tử không chỉ xảy ra ở người trung niên và cao tuổi mà c̣n xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi. Những người trong độ tuổi từ 30 đến 63 có nguy cơ bị đột tử do tim cao hơn.
Nguyên nhân và dấu hiệu của đột tử
Những nguyên nhân phổ biến nhất của đột tử bao gồm rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim ph́ đại, nhồi máu cơ tim cấp tính, xuất huyết năo và thuyên tắc phổi.
1. Đột tử do rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là t́nh trạng nhịp tim đập bất thường, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Rối loạn nhịp tim là t́nh trạng tim đập quá nhanh (lớn hơn 100 lần/phút) hoặc quá chậm (nhỏ hơn 60 lần/phút) hoặc không đều, lúc nhanh, lúc chậm.
Biểu hiện lúc đầu của rối loạn nhịp tim là: Xuất hiện các xuất hiện cơn khó thở, thở ngắn, choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng, hồi hộp, lo lắng, đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén, mệt mỏi, yếu sức, ngất xỉu.
Nếu không phát hiện sớm, theo dơi sát sao và điều trị kịp thời th́ rối loạn nhịp tim có thể trở thành nguyên nhân gây đột tử.
Ảnh minh hoạ: Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim có thể trở thành nguyên nhân gây đột tử.
2. Bệnh cơ tim ph́ đại tắc nghẽn
Bệnh cơ tim ph́ đại tắc nghẽn cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử phổ biến ở người trẻ tuổi. Bệnh nhân cơ tim ph́ đại tắc nghẽn xảy ra khi vách ngăn giữa tâm thất trái và tâm thất phải dày hơn, gây tắc nghẽn và giảm lưu lượng máu qua tim, gây thiếu máu cơ tim.
Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, phù phổi, khó thở kịch phát về đêm, ngất, tiền ngất,...
Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim ph́ đại tắc nghẽn nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
3. Nhồi máu cơ tim cấp tính
Nhồi máu cơ tim cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ. Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi ḍng máu nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị cắt đứt, gây tổn thương tế bào cơ tim và xuất hiện cơn đau ngực. Đây là kết quả của sự tắc nghẽn một hay nhiều động mạch vành. Sự tắc nghẽn phát triển chủ yếu do sự tích tụ các mảng bám lâu ngày trong ḷng mạch, chủ yếu từ chất béo, cholesterol và một số chất khác.
Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Tức nặng ngực, đau ở ngực, lưng, hàm và các nơi khác ở nửa trên cơ thể kéo dài trên 1 phút, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn, choáng váng, chóng mặt đột ngột, nhịp tim nhanh,...
4. Tai biến mạch máu năo
Hiện nay, người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Đột quỵ não gây đột tử là những t́nh trạng chảy máu dưới nhện ở mức độ rất nặng, chảy máu tiểu não lớn đè ép thân não, chảy máu cuống não lớn hoặc tắc động mạch thân nền. Khi bị đột quỵ năo, người bệnh đột ngột đi vào hôn mê sâu rất nhanh, có thể tử vong trong giờ đầu hoặc ngày đầu của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bao gồm: Bị méo một bên mặt, nói lắp, mất sức, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, khó thở, suy giảm thị lực,...
5. Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là t́nh trạng tắc động mạch phổi do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới. Huyết khối đă bị vỡ và trôi nổi tự do trong mạch máu, có thể di chuyển từ các tĩnh mạch vào động mạch phổi và có thể kẹt lại ở trong phổi gây ra t́nh trạng tắc nghẽn phổi.
Tắc nghẽn phổi làm tăng áp suất lên phần tim bên phải (bao gồm tâm nhĩ và tâm thất phải). Phần tim bên phải có thể bị ph́nh to và co bóp nặng nề hơn, thậm chí chèn ép làm ảnh hưởng đến chức năng của tim. Lúc này, nếu tim không thể bơm đủ máu, huyết áp cũng giảm xuống, từ đó có thể dẫn đến tử vong đột ngột hoặc tử vong sau một thời gian ngắn nếu không được chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu cảnh báo ban đầu gồm: Khó thở (thường là khởi phát đột ngột), choáng váng, đau ngực (có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ), nhịp tim nhanh, mất ư thức, ho ra máu, nôn ói, vă mồ hôi, kḥ khè, da tái xanh.
VietBF @ Sưu tầm