Lệnh t́nh trạng khẩn cấp tại Sri Lanka có hiệu lực từ nửa đêm 6/5 (theo giờ địa phương).Ngày 6/5, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp lần thứ hai trong ṿng 5 tuần qua, trao nhiều quyền hạn cho các lực lượng an ninh để đối phó với làn sóng biểu t́nh chống chính phủ đang dâng cao khiến đất nước rơi vào t́nh trạng đ́nh trệ.
Một người phát ngôn của Tổng thống Sri Lanka cho biết ông Rajapaksa đă áp dụng những đạo luật cứng rắn để đảm bảo trật tự công cộng sau khi các nghiệp đoàn tổ chức một cuộc đ́nh công trên toàn quốc trong cùng ngày để đ̣i nhà lănh đạo này từ chức do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ.
Hoạt động biểu t́nh đă khiến các cửa hàng, trường học phải đóng cửa và hệ thống giao thông công cộng bị tê liệt.
Người phát ngôn trên nêu rơ: “Tổng thống đă sử dụng quyền hành pháp của ḿnh để áp dụng những quy định khẩn cấp nhằm đảm bảo duy tŕ các dịch vụ thiết yếu và trật tự công cộng”.
Lệnh t́nh trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 6/5 (theo giờ địa phương).
Trước đó cùng ngày, cảnh sát đă sử dụng hơi cay và ṿi rồng để giải tán các sinh viên t́m cách xông vào ṭa nhà Quốc hội đ̣i Tổng thống Rajapaksa phải từ chức.
Lệnh t́nh trạng khẩn cấp trao cho lực lượng an ninh Sri Lanka những quyền hạn sâu rộng để bắt và giam giữ các nghi phạm trong thời gian dài mà không cần sự giám sát của cơ quan tư pháp, đồng thời cho phép triển khai quân đội bên cạnh cảnh sát để duy tŕ luật pháp và trật tự.
Tổng thống Rajapaksa đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp lần đầu tiên hôm 1/4, một ngày sau khi hàng ngh́n người biểu t́nh t́m cách xông vào tư dinh của ông ở thủ đô Colombo. Lệnh này hết hiệu lực vào ngày 14/4.
Hiện nay, Sri Lanka đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bộ Tài chính nước này tuần trước thông báo, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế, Sri Lanka hiện chỉ c̣n chưa đầy 50 triệu USD dự trữ ngoại tệ có thể sử dụng.
|