Giới chức Mỹ từng tuyên bố rằng. Hệ thống tài chính Nga sẽ sụp đổ nếu Moscow tấn công Kiev. Tổng thống Joe Biden hồi tháng 3 khẳng định các lệnh trừng phạt đang "nghiền nát nền kinh tế Nga" và "đồng rúp trở thành đống đổ nát".
Ông Biden và các nhà lănh đạo phương Tây hiện đang có mặt tại hội nghị thượng đỉnh G7, với trọng tâm là t́m cách “bóp nghẹt hơn nữa” nền kinh tế Nga.
Nhưng trong vài tháng qua, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đă đạt kỷ lục nhờ giá năng lượng tăng. Sau khi lao dốc vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đồng rúp tuần qua đă đạt giá trị cao nhất trong 7 năm so với đồng đô la.
"Hệ thống tài chính của Nga hoạt động b́nh thường trở lại sau một vài tuần lao đao", Elina Ribakova, chuyên gia tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington, nói. Bà nhấn mạnh rằng, “chiến lược cắt nguồn thu tài chính Nga để ngăn xung đột là cách nghĩ ngây thơ”.
Theo New York Times, Mỹ và phương Tây không ḱ vọng các lệnh trừng phạt có thể khiến xung đột chấm dứt ngay lập tức, nhưng cũng không ngờ rằng trừng phạt Nga lại khiến chính các nước này chịu áp lực như hiện tại.
Bất chấp những đảm bảo ban đầu rằng lệnh trừng phạt không ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu năng lượng, Mỹ đă cấm nhập dầu Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng công bố kế hoạch giảm 90% dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Những động thái này đă góp phần đẩy giá năng lượng tăng cao ở châu Âu, trong khi nhiều bang ở Mỹ cũng ghi nhận giá xăng tăng kỷ lục 5 USD/gallon.
Giá xăng dầu, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng đang là thách thức đối với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ở Mỹ vào cuối năm nay. Đảng Cộng ḥa có thể tận dụng điều này làm đ̣n công kích.
Trong khi đó, châu Âu đối mặt với nguy cơ về mùa đông lạnh giá khi Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây cũng gián tiếp tạo điều kiện cho Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu của Nga với giá chiết khấu.
"Các biện pháp trừng phạt chắc chắn không ngăn được Nga tiếp tục các hoạt động quân sự ở Ukraine", Alina Polyakova, chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu, nói. Quân đội Nga thậm chí c̣n đang tăng đà tiến ở chiến trường đông Ukraine và tiến gần hơn tới mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass.
Andrew Weiss, chuyên gia am hiểu về Nga, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh Quốc tế, nói một phần của vấn đề là do nền kinh tế của các nước phương Tây dễ bị tổn thương hơn dự đoán.
Theo các chuyên gia, Mỹ và phương Tây ban đầu theo đuổi chiến lược trừng phạt Nga có giới hạn. Nhưng sức kháng cự mạnh mẽ của Ukraine và sự quyết tâm của Nga khiến xung đột kéo dài lâu hơn dự đoán.
"Kế hoạch trừng phạt ban đầu của phương Tây nhằm làm tê liệt Nga đă mâu thuẫn với thực tế khi xung đột nổ ra. Các lănh đạo phương Tây đă bắt đầu làm những việc mà ban đầu họ không muốn làm, như áp đặt lệnh trừng phạt với lĩnh vực dầu khí Nga", ông Weiss nói.
Ở Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn cố gắng vớt vát một chiến thắng, theo New York Times. Giới chức Mỹ cảnh báo không nên đánh giá thấp cú sốc kinh tế mà Nga phải gánh chịu.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói các nhà kinh tế dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 10-15% trong năm nay. "Moscow đă ngăn suy thoái kinh tế bằng các biện pháp chưa từng thấy để hỗ trợ đồng rúp, nhưng những chiến thuật đó không bền vững khi các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại của phương Tây phát huy hiệu quả đầy đủ", ông Blinken nói.
Ông Blinken nói vật tư, nguyên liệu tích trữ của các xí nghiệp, nhà máy Nga sẽ sớm cạn kiệt, khiến người dân nước này rơi vào cảnh thiếu thốn.
Nhưng một câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu Mỹ và phương Tây có thể kiên tŕ theo đuổi các biện pháp trừng phạt Nga trong bao lâu nữa, theo New York Times.
"Đến một lúc nào đó, các biện pháp trừng phạt trở thành tṛ chơi chờ đợi, rằng người Nga có thể chống đỡ những ǵ và chống Âu có thể chấp nhận tổn hại đến mức nào”, ông Biden nói, đề cập thêm rằng vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7.
Theo New York Times, các quốc gia châu Âu đang ngày càng chia rẽ về việc áp đặt thêm ṿng trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta đă đạt đến giới hạn chính trị của các lệnh trừng phạt", Gerard DiPippo, cựu quan chức t́nh báo Mỹ và hiện là thành viên cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói. "Các biện pháp trừng phạt mới có lẽ không cần thiết và chắc chắn là không đủ để mang tới một kết thúc chấp nhận được cho xung đột”.