Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kư thành luật một gói chi tiêu trị giá 52 tỷ USD để thúc đẩy hoạt động sản xuất chip, tăng cường sức cạnh tranh với Trung Quốc. TCDN -
Ngày 9/8 (giờ Mỹ) Tổng thống Mỹ Joe Biden đă kư đạo luật lưỡng đảng, nhằm tăng cường sức cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc trên thị trường sản xuất chip. Việc này đồng nghĩa với hàng tỷ USD sẽ được đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ nước này.
Dự luật có tên gọi Đạo luật Khoa học và Chip, bao gồm 52 tỷ USD tài trợ cho các công ty Mỹ chế tạo vi xử lư. Đồng thời, đây cũng là hàng tỷ USD dành cho những khoản vay khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất bán dẫn. Gói tài trợ cung cấp thêm hàng chục tỷ USD khác cho nghiên cứu và phát triển khoa học, thúc đẩy đổi mới, phát triển nước Mỹ.
Mỹ đầu tư 52 tỷ USD để cạnh tranh sản xuất chip với Trung Quốc (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
Ngoài ra, chính quyền của ông Biden cho biết văn bản vừa được thông qua sẽ “mở khóa thêm hàng trăm tỷ USD” chi tiêu tư nhân trong ngành. Đồng thời, nhiều công ty thuộc nhóm được hỗ trợ bởi đạo luật đă công bố khoản đầu tư trị giá 44 tỷ USD vào ngành bán dẫn.
Trong đó, 40 tỷ USD được Micron đầu tư vào sản xuất chip nhớ. Nhà Trắng cho biết sáng kiến của công ty nêu trên đem lại 8.000 việc làm mới và thúc đẩy thị phần chip nhớ của Mỹ tăng từ 2% lên 10%. 4,2 tỷ USD khác được Qualcomm và Globalfoundries dùng để mở rộng nhà máy ở ngoại ô New York.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về kinh tế trong thế kỷ 21.
Trước đó, đạo luật với mức chi khổng lồ 280 tỉ USD được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 27/7.
"Điều đó có nghĩa các chuỗi cung ứng của Mỹ sẽ bền vững hơn, do đó chúng ta sẽ không bao giờ c̣n lệ thuộc vào các nước bên ngoài về những công nghiệp thiết yếu mà chúng ta cần", Tổng thống Joe Biden - người ủng hộ mạnh mẽ dự luật - nói.
Ông Biden nói rằng Mỹ cần chip cho các hệ thống vũ khí quan trọng như tên lửa Javelin. "Không có ǵ lạ khi Trung Quốc tích cực vận động các doanh nghiệp Mỹ chống lại dự luật này", ông cho biết.
Nhiều nhà lập pháp Mỹ cho biết họ thường sẽ không ủng hộ các khoản hỗ trợ quá lớn cho các doanh nghiệp tư nhân, nhưng nói rằng Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng đang rót hàng tỉ USD ưu đăi cho các công ty chip của họ. Ngoài ra, các chính trị gia Mỹ cho biết vấn đề này c̣n liên quan đến nguy cơ an ninh quốc gia và các vấn đề lớn trong chuỗi cung ứng đă cản trở hoạt động sản xuất trên toàn cầu.