Novak Djokovic mừng chiến thắng đầy cuồng nhiệt, rồi không ngừng khóc khi chia vui cùng người thân tại khán đài sân Rod Laver hôm 29/1.
Sau khi thắng điểm quyết định ở trận chung kết với Stefanos Tsitsipas, Djokovic vẫn b́nh tĩnh. Anh chỉ vào đầu, ngụ ư rằng bản thân đă vượt qua nhiều khó khăn ở cả trong và ngoài sân đấu để vô địch bằng "cái đầu lạnh". Bản lĩnh cũng là sự khác biệt của Nole với đối thủ, khi anh thắng hai loạt tie-break trong set hai và set ba để kết thúc trận đấu chỉ sau ba set.
Djokovic và Tsitsipas bắt tay khi trận đấu kết thúc với tỷ số 6-3, 7-6, 7-6 cho Nole. Lần thứ ba Tsitsipas thua Djokovic ở Grand Slam, và là lần thứ hai ở chung kết. Tay vợt Hy Lạp sau đó dành những lời có cánh cho đàn anh. Trên bục nhận giải, anh nói rằng Djokovic là người vĩ đại nhất từng cầm vợt tennis. Tsitsipas cũng cảm ơn Nole, v́ đă thúc đẩy anh đến những giới hạn tốt nhất của bản thân.
Djokovic tiến về khu vực có sự xuất hiện của người thân để chia vui. Sau một năm vắng mặt v́ bị trục xuất khỏi Australia, Djokovic trở lại và tiếp tục chứng minh anh là "Nhà vua" của giải Grand Slam tại Melbourne. Trong 10 lần vào chung kết, Djokovic đều vô địch. Chỉ hai tay vợt vô địch một giải Grand Slam từ 10 lần trở lên, là Djokovic tại Australia Mở rộng và Rafael Nadal tại Roland Garros (14 lần).
Djokovic tiến đến khán đài, nơi có sự góp mặt của đội ngũ huấn luyện và gia đ́nh. Họ chuẩn bị sẵn chiếc áo có in tên Djokovic và số 10 tượng trưng cho kỷ lục 10 lần vô địch Australia Mở rộng. Cũng giống lần đầu đăng quang tại Melbourne năm 2008, Djokovic nhận được sự cổ vũ trực tiếp từ gia đ́nh, với em trai Marko (ngoài cùng bên trái) và mẹ Dijana (thứ hai từ trái sang). Cha Djokovic, ông Srdjan có mặt tại Melbourne nhưng không vào sân xem chung kết, sau khi ông gây ra lùm xùm liên quan đến chính trị cách đây vài ngày. Trong ảnh cũng có mặt HLV Goran Ivanisevic cùng những người đại diện của Nole, Edoardo Artaldi và Elena Cappellaro.
Djokovic chia vui với mẹ, người từng đồng hành cùng anh 15 năm trước tại Australia Mở rộng 2008. Năm đó, Djokovic giành Grand Slam đầu tay sau khi thắng Jo-Wilfried Tsonga 3-1 ở chung kết. Kể từ đó đến nay, Djokovic đă vô địch 93 sự kiện ATP Tour, trong đó có mọi giải Grand Slam và Masters 1000, phá nhiều kỷ lục của làng banh nỉ. Tuần tới, anh sẽ trở lại vị trí số một thế giới sau hơn nửa năm.
Djokovic ăn mừng đầy phấn khích và cuồng nhiệt sau khi chia vui với đội ngũ. Trong trận, tay vợt Serbia bị dồn nén cảm xúc khi các khán giả nhiều lần ḥ reo sau lỗi kép hay lỗi tự đánh hỏng của anh. Djokovic cũng chịu nhiều sức ép tại giải, khi nhiều người nghi anh giả chấn thương, rồi sử dụng chiêu tṛ để nhận thông tin từ ban huấn luyện. Cha anh cũng bị chỉ trích khi chụp ảnh với nhóm CĐV ủng hộ Nga, dẫn đến việc ông Srdjan không dự khán trận bán kết và chung kết của Nole.
Sau khi ôm mẹ và em trai Marko (áo đen), Djokovic không ḱm được những giọt nước mắt. Anh sau đó nằm vật ra sàn khán đài, khóc nấc. Khi đứng dậy, anh nhận được t́nh cảm từ toàn bộ đội ngũ. Sau chức vô địch được anh đánh giá là khó khăn nhất sự nghiệp, Djokovic cảm ơn ban huấn luyện và người thân v́ đă đồng hành, dành t́nh yêu cho anh trong những tuần qua. Nole đến Australia Mở rộng với chấn thương gân kheo và rất nhiều áp lực sau khi vắng mặt năm ngoái v́ bị trục xuất khỏi đất nước. Anh mô tả đây là những giọt nước mắt của sự giải toả, tự hào và hạnh phúc.
Khi trở về ghế ngồi, Djokovic vẫn tiếp tục khóc. Ở Grand Slam, Djokovic từng khóc nhiều tại chung kết Roland Garros 2015, sau khi anh thua Stan Wawrinka. Lần này, dư vị của nước mắt ngọt ngào hơn nhiều, khi Djokovic cân bằng kỷ lục 22 Grand Slam của Nadal. Tay vợt Serbia từng chia sẻ nhiều lần rằng trở thành tay vợt vĩ đại nhất là một trong những ước mơ và động lực lớn nhất của anh.
Khoé mắt đỏ hoe của Nole khi chuẩn bị lên nhận giải. Tại Melbourne Park, anh thắng 89 trận trong sự nghiệp và chỉ thua chín trận, đạt tỷ lệ thắng 91,75%. Nole lập kỷ lục chưa từng thua tại sân Rod Laver trong 28 trận gần nhất, nối dài từ năm 2019. Anh cũng từng có chuỗi 22 trận thắng liên tiếp tại đây trong giai đoạn 2011-2014.
H́nh ảnh một pha cứu bóng pḥng ngự không tưởng của Nole, từ góc máy trên cao. Trận này, Djokovic không c̣n chịu ảnh hưởng nhiều của chấn thương gân kheo. Những t́nh huống pḥng ngự như thế này khiến Tsitsipas nhiều thời điểm nản ḷng. Tay vợt Hy Lạp mắc tới 42 lỗi tự đánh hỏng, nhiều gần gấp đôi Nole. Djokovic cũng xuất sắc trong tấn công, đặc biệt ở những điểm then chốt để vượt qua đàn em kém 11 tuổi.
Trên bục nhận giải, Djokovic mặc chiếc áo khoác có in con số 22, được hăng Lacoste thửa riêng. 22 chính là số Grand Slam mà tay vợt Serbia sở hữu, bằng với kỷ lục của Nadal. Djokovic hôn chiếc cup Norman Brooks - phần thưởng cho tay vợt vô địch đơn nam Australia Mở rộng. Chức vô địch thứ 10 đến với Nole đầy thuyết phục, khi anh chỉ để thua một set trong cả giải đấu.