Báo Moscow Times (Nga) cho biết, Ngân hàng Trung ương Nga đă tăng lăi suất từ 8,5% lên 12% vào hôm 15/8 trong một cuộc họp khẩn cấp.
Hăng tin Reuters nhận định, đây được đánh giá là động thái khẩn cấp nhằm ngăn chặn đà trượt giá của đồng tiền sau lời kêu gọi công khai từ Điện Kremlin về chính sách chặt chẽ hơn cho tiền tệ. Theo Hăng tin Reuters ngày 14/8, đồng rúp Nga đă mất 1/4 giá trị so với USD, ở mức 101,04 rúp đổi 1 USD. Đồng rúp Nga đă ở mức thấp nhất so với USD trong 17 tháng qua. Kể từ đầu năm 2023 đến nay, đồng rúp đă sụt giảm tới 30%.
"Quyết định này nhằm mục đích hạn chế rủi ro ổn định giá cả," Ngân hàng Trung ương nước này cho biết trong một tuyên bố.
Cố vấn kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin, Maxim Oreshkin hôm 14/8 đă khiển trách Ngân hàng Trung ương, đổ lỗi cho điều mà ông gọi là chính sách tiền tệ mềm đă làm suy yếu đồng rúp. Trong một bài b́nh luận mới đây của hăng tin TASS, ông Maxim Oreshkin nhấn mạnh rằng Điện Kremlin muốn đồng rúp mạnh lên và hy vọng quá tŕnh b́nh thường hóa sẽ sớm diễn ra.
Ông Oreshkin cho rằng: "Tỷ giá hối đoái hiện đă lệch đáng kể so với các mức cơ bản và việc b́nh thường hóa nó được hy vọng sẽ diễn ra trong tương lai gần."
Reuters cho biết, vài giờ sau chỉ trích của ông Oreshkin, ngân hàng đă thông báo về cuộc họp khẩn cấp.
Dữ liệu của Moscow Exchange cho thấy, giá trị của đồng rúp đă tăng mạnh trước quyết định này, lên hơn 2% ở mức 95 đồng rúp đổi 1 đồng USD.
Đây là cuộc họp bất thường đầu tiên của hội đồng quản trị Ngân hàng kể từ ngày 28/2/2022 khi cơ quan quản lư tăng lăi suất lên 20% sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ trước đó vài ngày.
Ảnh: Reuters
Đồng rúp mất giá
Sự mất giá của đồng tiền Nga đă tăng tốc trong những tuần gần đây, gây ra lo ngại rằng nó có thể tạo ra ṿng xoáy lạm phát và bất ổn trên thị trường tài chính trong nước của Nga. Trong tuyên bố của ḿnh, Ngân hàng cho biết, nhu cầu gia tăng trong nước - bao gồm sự gia tăng nhanh chóng chi tiêu của nhà nước cho chiến dịch quân sự đang khiến nền kinh tế gặp khó khăn.
"Tăng trưởng ổn định của nhu cầu trong nước vượt quá khả năng mở rộng sản lượng sẽ làm lớn hơn áp lực lạm phát cơ bản và có tác động đến động lực tỷ giá hối đoái của đồng rúp," báo cáo chỉ ra.
Trước động thái này, các nhà phân tích tại Alfa Bank cho hay, lăi suất chủ yếu (key rate) khoảng 12% có thể giúp ổn định tiền tệ.
"Có lẽ, với những hỗ trợ từ việc tăng lăi suất, Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ làm chậm nhu cầu trong nước và giảm nhập khẩu. Nhưng điều này sẽ chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái của đồng rúp," Alfa Bank b́nh luận.
Các nhà phân tích cho rằng, doanh số xuất khẩu của Nga giảm, nhập khẩu phục hồi và chi tiêu chính phủ tăng mạnh, tất cả những điều này đă góp phần làm đồng rúp suy yếu và lạm phát gia tăng.
Bản thân Ngân hàng Trung ương cũng đă cảnh báo về áp lực lạm phát trong gần một năm trở lại đây, ngay sau khi Nga huy động khoảng 300.000 quân dự trữ vào tháng 9/2022.
Lạm phát hiện đang ở mức 4,4%, ngân hàng cho biết trong tuyên bố của ḿnh - cao hơn mục tiêu 4% - và theo dự báo chính thức, con số này sẽ tăng tốc lên 6,5% vào cuối năm nay. Các chỉ số đo lường việc tăng giá khác bao gồm cả lạm phát cơ bản và lạm phát theo mùa đă được điều chính đang ở mức trên 7%, theo Ngân hàng Trung ương.-Trong một tuyên bố, Ngân hàng Trung ương chỉ ra: "Việc đồng rúp mất giá làm ảnh hưởng đến giá cả đang diễn ra và khiến lạm phát trên đà gia tăng," đồng thời cho biết thêm rằng, tiềm ẩn những rủi ro "đáng kể" rằng lạm phát sẽ không thể giảm xuống mức 4% cho đến sau năm 2024.
Thuận lợi và khó khăn
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, trước đây là cố vấn kinh tế của Putin, được đánh giá là một nhà điều hành có nhiều kinh nghiệm, người có công giúp nền kinh tế Nga vượt qua hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây và sự sụp đổ kinh tế của chiến dịch quân sự.
Các nhà phân tích cho rằng đồng rúp mất giá mang tới cả thuận lợi và khó khăn cho Điện Kremlin.
Moscow Times cho hay, đồng tiền suy yếu làm tăng doanh thu của Nga từ việc bán năng lượng - vốn đang được định giá bằng đồng USD - giúp bù đắp thu nhập bị mất do lượng xuất khẩu thấp hơn. Giá tính bằng rúp cho một thùng dầu Urals của Nga đă tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm.
Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra hiện tượng bất ổn về tài chính và lạm phát trong nước, bằng cách đẩy giá hàng hóa sử dụng các bộ phận nhập khẩu và thậm chí đối với một số sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước - thứ được quyết định bởi thị trường quốc tế.
VietBF@ Sưu tập