Tổng thống Philippines đúng là tay ăn nói hồ đồ, gặp đâu nói đấy, đúng hơn là ăn nói như bọn "du côn". Bắt nguồn từ đâu mà ông ta dám xấc xược với những lănh đạo chóp bu như ông Obama, với Liên hiệp Quốc...Tât cả đều có nguyên nhân của nó...
Khi nào nhà lănh đạo Philippines mới ngưng cách ăn nói “máu lửa” của ḿnh?
Cách ăn nói bạt mạng, không nể nang ai của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă khiến những người ủng hộ ông cực kỳ thích thú. Họ xem ông là một nhà lănh đạo cá tính và quyết đoán. Thế nhưng những phát ngôn nóng nảy của ông lại đang liên tiếp gây nhiều sóng gió về mặt ngoại giao của Philippines, đặc biệt là trong mối quan hệ với đồng minh Mỹ.
Nổi loạn từ nhỏ
Liên tiếp giữ chức thị trưởng TP Davao suốt bảy nhiệm kỳ, ông Duterte chắc chắn phải là một chính trị gia có tài năng. Ông đă cải thiện đáng kể t́nh trạng an ninh tại Davao và đẩy lùi các băng nhóm tội phạm. Cũng có thể ông đă kế thừa các phẩm chất chính trị từ cha ḿnh là cựu thống đốc của Davao những năm 1950. Nhưng có tài th́ có tật. Cá tính mạnh mẽ và bốc đồng của ông Duterte đă bộc lộ ngay từ khi c̣n nhỏ.
Em gái Cellyn của ông kể lại cứ mỗi lần có một chàng trai nào đó đến tán tỉnh những người em gái trong gia đ́nh, Duterte lại lấy súng ngắn ra dọa. Ông c̣n đi đêm nhiều đến mức cha mẹ của ông quyết định không cho mở cửa khi ông về nhà. Hai ông bà đóng riêng một cái cḥi nhỏ cho ông ngay ngoài vườn.
Ông Duterte từ thuở niên thiếu đă ít khi nào chịu ở trong nhà. Theo tờ Rappler, có những đêm ông đi đến 3-4 giờ sáng mới về. Năm 14 tuổi, ông c̣n lén cha mẹ lái máy bay cỡ nhỏ lượn quanh khu gia đ́nh sinh sống, rồi sau đó phải bỏ nhà đi trốn suốt ba ngày trời v́ sợ cha ḿnh nổi giận. Những đ̣n roi của mẹ ông cũng đă trở thành “cơm bữa”. Ông c̣n bị đuổi khỏi Trường THPT Ateneo de Davao và bị cha ông “trục xuất” đến một trường khác cách Davao những 57 km. Để trả đũa, Duterte lại một lần nữa lái máy bay ngang qua trường cũ và chọi đá lên mái nhà.
Cá tính mạnh từ nhỏ đă góp phần tạo nên một thị trưởng Duterte vô cùng quyết đoán sau này. Ông Duterte sẵn sàng sử dụng các biện pháp vô cùng cứng rắn để giải quyết nạn bạo lực và buôn bán ma túy tại thành phố. Nhiều nhóm hoạt động nhân quyền đă cáo buộc ông chống lưng cho “biệt đội tử thần” tại TP Davao. Những nhóm “anh hùng giấu mặt” này đă giết gần 1.000 nghi phạm ma túy và băng đảng tại thành phố mà không cần xét xử. Ông Duterte đă luôn một mực phủ nhận mối liên hệ giữa ông và biệt đội này
Cách ăn nói và hành xử ngoại giao “không b́nh thường” của ông Duterte khiến các nhà phân tích bối rối. Ảnh: EPA
H́nh ảnh thuở thiếu niên của ông Duterte cùng mẹ. Những đ̣n roi của mẹ đă trở thành “cơm bữa” đối với ông. Ảnh: RAPPLER
Không nể sợ ai
Trong gần hai tháng kể từ khi nhậm chức vào ngày 30-6, ông Duterte đă xúc phạm hàng loạt chính trị gia, nhà ngoại giao và tổ chức quốc tế, chủ yếu là để bảo vệ cho chiến dịch chống tội phạm ma túy mà ông phát động trên toàn Philippines.
Mẹ của Tổng thống Obama là thành viên mới nhất của một danh sách dài “những người mẹ” mà ông Duterte xúc phạm khi thốt ra câu chửi “chó đẻ”, trong đó có Liên Hiệp Quốc, đại sứ Mỹ tại Manila Philip Goldberg và cả Giáo hoàng Francis. Chuyến viếng thăm của giáo hoàng đến Manila vào tháng 11-2015 đă làm trầm trọng thêm t́nh trạng kẹt xe của thành phố. Điều này khiến ông Duterte, khi đó là thị trưởng TP Davao, phát điên lên và buông lời chửi.
Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Duterte cũng gặp vô số sóng gió v́ cách ăn nói bạt mạng của ḿnh. Rùm beng nhất có lẽ là những câu đùa cợt khó tin của ông Duterte đối với cái chết của một nữ du khách Úc tại Davao 27 năm trước. Jacqueline Hamill, 36 tuổi, bị hăm hiếp và sát hại trong một cuộc nổi loạn của tù nhân Philippines vào năm 1989 tại nhà tù ở Davao. Trong một buổi vận động tranh cử, ông Duterte đă phát biểu trước đám đông với những câu đùa cợt khá sỗ sàng: “Nh́n thấy gương mặt xinh đẹp của cô ấy, tôi đă thấy tiếc thật. Tôi thấy căm phẫn v́ chúng đă hăm hiếp cô ấy nhưng mà cô ấy quá đẹp! Tôi tự nhủ lẽ ra chúng phải để thị trưởng của chúng làm trước hết!”.
Cho đến nay, cách ăn nói của ông Duterte vẫn chưa gây nên tổn hại ǵ nghiêm trọng đối với Philippines. Tuy nhiên, Phillip Orchard, chuyên gia tại hăng phân tích t́nh báo Stratford, cho rằng: “Cách hành xử mang tính dân túy của ông Duterte có thể gây ra nhiều rắc rối đặc biệt trong các thời điểm căng thẳng về ngoại giao. Nếu ông Duterte lại buông lời chửi rủa trong thời gian Philippines đang đàm phán căng thẳng, rủi ro sẽ rất lớn. Nó có thể kích động một làn sóng dân tộc chủ nghĩa nguy hiểm ở nước khác khiến cho các cuộc đàm phán càng trở nên khó khăn”.
Liệu có chịu thay đổi
“Nổi giận đến nỗi mặt đỏ bừng bừng, nó đă trở thành một phần “thương hiệu” của ông Duterte. Và có vẻ việc bảo vệ lợi ích của đất nước bằng những ngôn từ mạnh mẽ sẽ lại càng khiến những cử tri Philippines quư mến ông ấy hơn nữa” - Phillip Orchard nhận định. Với những phát ngôn gây tranh căi và lập trường cứng rắn trên nhiều vấn đề, tổng thống của Philippines được giới b́nh luận chính trị quốc tế đặt biệt danh là “Donald Trump của châu Á”.
Thế nhưng có lẽ ngay cả Donald Trump “bản gốc” cũng phải chịu thua nhà lănh đạo Philippines về mức độ ăn nói không nể nang ai. Tỉ phú người Mỹ hiện đă cố gắng giảm nhẹ các luận điệu cực đoan và lập trường chính sách của ḿnh, hăng tin CNBC cho biết. Trước đối thủ nặng kư Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng ḥa buộc phải thay đổi để t́m cách thu hút nhiều người ủng hộ hơn nữa. C̣n ông Duterte có vẻ vẫn không có một chút dấu hiệu thay đổi nào sau hơn hai tháng nhậm chức tổng thống Philippines.
Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Obama hủy họp mặt song phương với người đồng cấp tại Philippines, nhiều nhà phân tích đánh giá ông Duterte sẽ bắt đầu suy nghĩ đến chuyện “kiềm chế bản thân”. Chuyên gia Phillip Orchard nhận định: “Công việc này vẫn c̣n quá mới đối với ông ấy. Đến một lúc nào đó ông sẽ nhận ra rằng thuận theo các quy tắc ngoại giao lịch thiệp có thể giúp ông ấy đạt được mục đích dễ dàng hơn. Ông ấy sẽ sớm nhận ra rằng phát ngôn nóng giận chỉ gây thêm căng thẳng trong các vấn đề quốc tế”. Trả lời hăng tin ABS-CBN, cựu đại sứ Philippines tại Liên Hiệp Quốc Lauro Baja cũng cho rằng: “Tổng thống cần được cố vấn nhiều hơn về nghệ thuật ngoại giao, sự phức tạp của quan hệ quốc tế và tầm quan trọng chiến lược của các cách tiếp cận ngoại giao”.
Duterte thật sự muốn ǵ?
Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc đang có tranh chấp trên biển Đông với Philippines, ông Duterte lại rất hạn chế sử dụng các từ ngữ miệt thị đối với Bắc Kinh. Điều này cho thấy nhà lănh đạo của Manila có thể điều chỉnh cá tính của ḿnh nếu như ông muốn. “Khi động đến Trung Quốc, ông ấy lại có cách tiếp cận rất thực dụng và cực kỳ cẩn trọng”, theo Richard Heydarian, chuyên gia tại ĐH De La Salle (Philippines). Vào ngày lễ Các anh hùng dân tộc của Philippines tháng 8-2016, nói chuyện với đại sứ Trung Quốc tại Manila, ông Duterte c̣n tế nhị bày tỏ mong muốn Trung Quốc đối xử với ngư dân Philippines như “những người anh em”.
Ông Heydarian cho rằng có thể cách ứng xử “phi ngoại giao” của nhà lănh đạo thực chất lại có hàm ư ngoại giao. Cách ăn nói thô thiển nhắm đến các chính trị gia Mỹ có thể là cách thức ông Duterte nhấn mạnh về sự độc lập trong chính sách của Philippines. Washington đang muốn thiết lập một liên minh không chính thức để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông, theo ông Heydarian. Tuy nhiên, nhà lănh đạo Philippines lại không mấy hào hứng với vấn đề này mà lại muốn giải quyết các thách thức trong nước. Theo ông Heydarian, có thể kiểu ăn nói không cả nể ai của ông Duterte là để nhắn gửi thông điệp ông không muốn trở thành con rối.
Vẫn chưa ai đoán được giới hạn cho những lời chửi của ông Duterte nằm ở đâu. Chính phủ Mỹ và Tổng thống Obama có vẻ đă rất kiềm chế và phản hồi b́nh tĩnh trước lời xúc phạm của nhà lănh đạo Philippines. Mỹ có những lợi ích rất lớn trong khu vực và cần đến mối quan hệ đồng minh với Philippines. Tuy nhiên, khó có thể nói trước liệu “nạn nhân” tiếp theo bị ông Duterte chửi rửa sẽ b́nh tĩnh được như Tổng thống Obama hay không.
Vietbf @ sưu tầm.