Việc một nước nhỏ như Philippines tuyên bố rời xa Mỹ có thể là một nước cờ sai lầm th́ từ nay ông Duterte sẽ phải nếm mùi vị của trái đắng nó như thế nào. Chỉ sau thời điểm ông Duterte có chuyến thăm Trung Quốc mà Mỹ bắt đầu đáp trả những hành động ngông cuồng của tổng thống Philippines. Tiếp diễn của câu chuyện này có lẽ c̣n dài và sẽ c̣n nhiều chuyện hấp dẫn để báo chí khai thác.
Tổng thống Philippines Duterte đă lần đầu tiên thấy được hậu quả từ việc xa lánh Mỹ của ḿnh.
Theo Washington Post, trái đắng đầu tiên đối với ông Duterte là việc cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, vốn là Đặc sứ Trung Quốc của ông quyết định từ chức, chỉ 4 tháng sau khi được bổ nhiệm.
Việc từ chức diễn ra ngay sau khi ông Ramos, người từng hết ḷng trợ giúp Tổng thống Duterte đắc cử công khai tuyên bố rằng, ông thất vọng v́ chính sách ngoại giao của ông Duterte cũng như việc nhà lănh đạo Philippines thường xuyên buông lời chỉ trích Mỹ.
"Ông ta có thể tuyên bố rằng, việc xúc phạm các đồng minh lâu năm của chúng tôi là một phần "sứ mệnh được Chúa gửi gắm cho ông ta", nhưng việc này rơ ràng thật hoang đường, sai lầm và ngu ngốc. Có phải chúng ta cứ như thế vứt bỏ quan hệ đối tác quân sự nhiều thập kỷ, nguồn hỗ trợ vũ khí, hậu cần cũng như t́nh cảm giữa những người lính của đôi bên?", ông Ramos nhấn mạnh.
Trước đó, ông Ramos cũng từng tuyên bố rằng, 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Duterte là "đáng thất vọng và là một nỗi thất vọng lớn". Không chỉ lên án thái độ chống Mỹ, châu Âu và Liên Hợp Quốc của ông Duterte mà ông Ramos c̣n phản đối cuộc chiến chống ma túy đẫm máu, cướp đi hàng ngh́n sinh mạng, khiến nhiều người chết oan của nhà lănh đạo Philippines.
Về phần ḿnh, khi thông báo tin ông Ramos từ chức, nhà lănh đạo Philippines nhấn mạnh rằng ông không ngạc nhiên v́ ông Ramos vốn thân Tây Phương và được dào tạo ở Mỹ nên không muốn quay lưng lại với Mỹ.
Ông Fidel Ramos (trái) từng là người ủng hộ và giúp ông Duterte bước lên chiếc ghế tổng thống Philippines
Kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Duterte nhiều lần tuyên bố muốn cắt đứt quan hệ với đồng minh lâu năm, trục xuất lính Mỹ khỏi Philippines. Nhà lănh đạo Philippines cũng không ngại chọc giận Mỹ khi hơn một lần xúc phạm ông chủ Nhà Trắng Obama, mắng chửi thô tục liên minh châu Âu (EU), gây ra những bê bối ngoại giao "vô tiền khoáng hậu".
Dù vậy, các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy ông Duterte vẫn được người dân Philippines ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, một khi ông Ramos, nhân vật rất được trọng vọng ở Philippines chỉ trích ông Duterte, tiếng nói của ông đă gây ra tiếng vang lớn, đặc biệt là đối với tầng lớp ngoại giao và quân sự.
Theo đó, việc mất đi sư ủng hộ của ông Ramos được xem là tổn thất lớn của nhà lănh đạo Philippines. Một phát ngôn viên tổng thống Philippines thẳng thắn thừa nhận, vai tṛ của ông Ramos là "vô giá" đối với ông Duterte. Trong khi đó, một trợ lư tổng thống khác nói với truyền thông rằng, ông thực sự bất ngờ về việc ông Ramos từ chức.
Trái đắng thứ 2 mà ông Duterte phải đón nhận trong tuần này đó là việc Mỹ ngưng kế hoạch bán 26.000 súng trường tấn công M4 cho Manila, theo Reuters. Bộ Ngoại giao Mỹ ngưng bán các loại vũ khí tấn công cho Cảnh sát Quốc gia Philippines v́ những quan ngại về vi phạm nhân quyền tại nước này trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu đă kéo dài được 4 tháng của ông Duterte.
B́nh luận về thông tin trên, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Quốc gia Philippines chia sẻ, ông rất thất vọng trước động thái của Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Duterte thẳng thừng chỉ trích quyết định của Mỹ và gọi những người đứng đằng sau quyết định trên là “đồ ngốc”, “khỉ gió”. Ông cũng cáo buộc bước đi trên của Mỹ là "chiến thuật gây hoang mang, lo lắng" mục đích là để dằn mặt Philippines và tuyên bố, ông có thể chuyển sang mua vũ khí của Nga và Trung Quốc.
Theo Washington Post, ông Duterte đă nói đúng phần nào. Động thái trên quả thực là động tác dằn mặt chính quyền Duterte của Washington.
Theo đó, việc ngưng bán 26.000 súng trường tấn công cho Philippines chỉ là một bước đi nhỏ so với 9 triệu USD viện trợ mà Bộ Ngoại giao Mỹ hứa cấp cho Philippines vào năm 2017 cũng như 32 triệu USD mà Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry đồng ư cấp cho các chương tŕnh thực thi pháp luật của ông Duterte vào mùa hè năm nay.
Có thể thấy rơ rằng, thông qua quyết định ngưng bán súng trường, Washington muốn chính quyền của ông Duterte nhận ra rằng, Mỹ có thể trừng phạt nặng tay hơn bằng cách cắt sạch các nguồn tài trợ dành cho Philippines nếu nhà lănh đạo này tiếp tục "làm quá", xem thường ảnh hưởng của Mỹ.