Ông Obama đang tận hưởng nốt những ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Mỹ đầy danh giá. Ông Obama đă lựa chọn điều ǵ để thực hiện trong những ngày cuối cùng này? Một trong những điều ông làm là thực hiện một chuyến đi tới Hy Lạp… Chuyến đi tới đất nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ ḱ phùng địch thủ của Mỹ này nhằm mục đích ǵ?
Tổng thống Barack Obama dành chuyến thăm cuối cùng tới Hy Lạp, nơi đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các tác động gắn với Nga.
Ngày 15-16/11 tới đây, ông Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm tới Hy Lạp - chuyến đi cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ của ḿnh. Quỹ Heritage Foundation dẫn đánh giá của giới chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Viện nghiên cứu Davis (California, Mỹ) dự đoán những vấn đề trọng yếu sẽ được trao đổi trong chuyến thăm tới.
Theo đó, sẽ có 3 nội dung chính trong chuyến thăm sắp tới.
Đầu tiên là yêu cầu Hy Lạp bỏ phiếu ủng hộ việc nối lại các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với Nga. Đề xuất này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại EU trong tháng 12 tới.
Tổng thống Obama thăm Hy Lạp sẽ có yêu sách về quan hệ với Nga.
Thứ hai, gây sức ép tới các tàu quân sự của Nga bằng cách hạn chế các quyền truy cập cảng. Trong khi Crimea, theo các chuyên gia Mỹ, vẫn đang bị chiếm đóng bởi người Nga một cách bất hợp pháp và Nga tiếp tục hỗ trợ cho nhà độc tài Syria Bashar al-Assad th́ rơ ràng, sự ủng hộ giúp đỡ của Hy Lạp đối với Moscow là không thích hợp dưới góc độ là một đồng minh NATO. Ông Obama chắc chắn sẽ khuyên Athens lấy Tây Ban Nha gần đây làm gương và và yêu cầu hủy bỏ chuyến thăm sắp tới vào quốc gia này của Hải quân Nga.
Thứ ba, Quỹ Heritage Foundation dự đoán, Tổng thống Obama sẽ yêu cầu Hy Lạp bỏ những sự chống đối dành cho Cộng ḥa Macedonia, làm hạn chế chính sách mở cửa của Hiệp ước Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mỹ có thể sẽ khuyến khích Hy Lạp cho phép Macedonia gia nhập NATO theo các điều khoản của Hiệp ước năm 1995 tạm thời.
Nhóm chuyên gia Mỹ đánh giá, chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Hy Lạp là một cơ hội quư giá để khẳng định lại các cam kết của Mỹ đối với các hiệp ước an ninh xuyên Đại Tây Dương và gắn chặt thêm tính liên tục giữa quan hệ Mỹ- Hy Lạp.
Hy Lạp đă t́m cách đổi tên của nước cộng ḥa Nam Tư cũ để tránh bị nhầm lẫn với vùng Macedonia của Hy Lạp, và ngăn chặn Skopje (tên thủ phủ của Macedonia) gia nhập EU và NATO.
Chính phủ Hy Lạp hy vọng cùng với chuyến thăm của ông Obama vào ngày 15 và 16 /11 tới, nước này sẽ nhận được hỗ trợ của Mỹ cho gói cứu trợ nợ công trị giá khoảng 320 tỷ Euro.
Trấn an đồng minh trước chính quyền mới Donald Trump?
Với ông Obama, chuyến công du nước ngoài cuối cùng được lên kế hoạch để phản ánh mối quan tâm sâu sắc của ông về tương lai của châu Âu đang thổi bùng lên các phong trào chính trị dân túy, cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II và một nước Nga hoạt động mạnh hơn.
Heather Conley, một chuyên gia về châu Âu từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định: "Toàn bộ chuyến đi này được thiết lập để tạo cho châu Âu sự tự tin, v́ châu Âu ngày càng lo ngại bản chất các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, những phát biểu từ ông Donald Trump khi c̣n là ứng viên. Bây giờ ông Obama phải giải thích, điều châu Âu đang quan tâm hiện nay - 'hiệu ứng Donald Trump' là ǵ".
Thông điệp bao quát của ông Obama đến các nhà lănh đạo châu Âu sẽ là, sẽ có những điều nào đó phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ dưới chính quyền của các đảng khác nhau, bao gồm cả liên minh NATO, ông Rhodes nói.
Ngoài các cuộc họp cá nhân với Thủ tướng Hy Lạp và Thủ tướng Đức, ông Obama cũng tranh thủ một cuộc họp mở rộng với các nhà lănh đạo Đức, Pháp, Anh, Ư và Tây Ban Nha tại Berlin.
Ông Donald Trump đă đề cập rất ít đến khu vực châu Âu, ngoại trừ vấn đề nợ của Hy Lạp. Quan điểm của Trump là, hăy để Đức và Hy Lạp tự thu xếp vấn đề này với nhau, không phải chuyện của Mỹ.
Hy Lạp hướng tới gần Nga khi cho tàu hải quân của Nga vao cảng chiến lược.
Chuyến thăm này của ông Obama cũng diễn ra giữa lúc Hy Lạp và Nga đang có nhiều dấu hiệu tiến tới gần nhau.
Hôm 30/10, khu trục hạm Smetlivy của Hải quân Nga đă bất ngờ cập cảng Piraeus của Hy Lạp trên hành tŕnh tới Syria tham gia chiến dịch chống khủng bố của Nga.
Sẽ không có ǵ đang nói về chuyến thăm Hy Lạp của chiến hạm Smetlivy nếu nó không diễn ra ngay sau khi diễn ra vụ lùm xùm liên quan đến việc đội tàu sân bay Nga muốn tiếp nhiên liệu tại căn cứ của Tây Ban Nha, vụ việc đă làm cả châu Âu và NATO nổi giận.
Một tính toán khác của Nga trong bối cảnh quan hệ giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đang căng thẳng, đó là Moscow có thể sử dụng hải cảng Alexandroupolis của Hy Lạp để lưu thông hàng hóa mà không cần sử dụng hai eo biển Bosporus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ.
Rơ ràng, với biến động bất ngờ hiện nay ở chính trường Mỹ và thế giới cùng với sự ảnh hưởng không ngừng của Nga đă khiến chuyến thăm của Tổng thống Obama đáng chú ư hơn bất cứ điều ǵ khác. Song, dù vậy, việc trấn an đồng minh của ông Obama nếu không mang một thông điệp nào đó của Donald Trump th́ sẽ chẳng mang lại các tác động lớn bởi dẫu sau đó cũng là Tổng thống hợp pháp Hoa Kỳ được nước Mỹ lựa chọn, và có thể Trump sẽ có những quyết sách mới ảnh hưởng đến khu vực, thế giới.