Nói đến tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ thì mọi đối phương đều "kinh hồn bạt vía". Đó là vì Tomahawh có khả năng phá hủy mục tiêu với sai số cực nhỏ. Tên lửa hành trình Tomahawk hiện nay là "ngôi sao" sáng nhất trong số những loại tên lửa mà quân đội Mỹ đang sử dụng.
Tên lửa hành trình Tomahawk có trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m. Ảnh: **** News
Độ chính xác gần như tuyệt đối
Tin tức trên báo, tên lửa hành trình Tomahawk có trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m với phiên bản thường và trọng lượng 1.600 kg, chiều dài 6,25 m với phiên bản tăng cường, tên lửa hành trình Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. Phạm vi hoạt động của phiên bản tiêu chuẩn khoảng 2.500 km ở phiên bản tiêu chuẩn.
Tuy chỉ bay với tốc độ cận âm nhưng nhờ khả năng né tránh linh hoạt hệ thống phòng thủ của đối phương nên Tomahawk dễ dàng bắn hạ các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Với khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, tên lửa hành trình Tomakawk có khả năng phá hủy lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài của nó.
Trên thực tế, tên lửa hành trình Tomahawk là một trong những tên lửa đa nhiệm bậc nhất thế giới. Với khả năng bắn từ mặt đất, trên tàu chiến hay tàu ngầm hoạt động dưới đáy biển, Tomahawk dễ dàng tham chiến ở mọi chiến trường. Thua kém nhiều so với các loại tên lửa khác về tốc độ nhưng khả năng bay theo sự điều khiển là thế mạnh vượt trội của tên lửa hành trình Tomahawk.
Ngay sau khi rời bệ phóng, các chuyên gia vũ khí có thể điều khiển tên lửa thông qua hệ thống định vị toàn cầu. Trong trường hợp tự hành theo lịch trình được cài đặt sẵn, tên lửa Tomahawk vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống do thám tối tân của Mỹ để dễ dàng bắn hạ mục tiêu mà không gặp phải bất kể sự cản trở nào của đối phương.
Khả năng sống sót cực cao
Dù tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, tên lửa hành trình Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Cặp cánh dài độc đáo giúp Tomahawk linh hoạt trong quá trình bay. Không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của radar phòng không đối phương giúp khả năng sống sót của Tomahawk rất cao.
Trên thực tế, phát hiện tên lửa hành trình Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến. Thậm chí, gần như chắc chắn Tomahawk biết nó đang bay ở địa hình nào, độ cao bao nhiêu với sai số 1m trên 1.000m đường bay.
Không chỉ vậy, Tomahawk còn có thể đọc địa hình theo chiều thẳng đứng để so sánh với bản đồ số được nạp sẵn, giúp tên lửa di chuyển an toàn và chính xác hơn. Cuối cùng, hệ thống so sánh điện tử với mắt thần giúp Tomahawk lao vào mục tiêu với sai số dưới 10m. Sau khi nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, hệ thống điện tử của Tomahawk sẽ so sánh cách bức ảnh mà mắt thần chụp lại để xác định mục tiêu.
Dù tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, tên lửa hành trình Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu .
Tomahawk sở hữu hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp xác định vị trí tên lửa và quỹ đạo bay. Bên cạnh đó, khả năng kết nối và cập nhật thông tin mục tiêu từ các thiết bị do thám khác giúp đảm bảo khả năng bắn hạ. Chính vì lẽ đó, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu.
Biến thể lớn mạnh
Thông tin thêm về tên lửa này, báo cho biết, tên lửa hành trình Tomahawk dù đã già nhưng vẫn còn giữ được “phong độ” vì liên tục được cải tiến về mọi mặt từ phương thức dẫn đường đến hệ thống đạn dược, hệ thống kiểm soát, hệ thống động cơ....
Từ khi ra mắt đến nay, các thành viên của “gia đình Tomahawk” không ngừng lớn mạnh, và đã phát triển thành 7 loại biến thể như tên lửa tấn công mặt đất mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa tấn công mặt đất đầu đạn thông thường, tên lửa chống hạm...
Đặc biệt, mới nhất là tên lửa “Tomahawk chiến thuật” (BGM-109E Block IV) có thể thay đổi mục tiêu tấn công trong khi bay, cũng có thể bay duy trì trong thời gian dài, để chờ đợi lệnh tấn công “mục tiêu giá trị cao”. Ngoài ra, Block IV cũng thông minh hơn, có thể gửi dữ liệu về trạng thái bay và tình hình tấn công chính xác của mình về sở chỉ huy.
Có thể nói tên lửa Tomahawk được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" của Mỹ.
Có thể thấy rằng, tính năng của tên lửa hành trình Tomahawk ngày càng được nâng cao hơn, chi phí chế tạo lại ngày càng giảm xuống (“Tomahawk chiến thuật” có giá chỉ bằng 1/3 mức giá 1,4 triệu USD của các phiên bản khác). Nhờ đó, tên lửa hành trình này đã làm tròn nhiệm vụ trở thành vũ khí chiến thuật-chiến lược thông thường chủ yếu của quân đội Hoa Kỳ.
Gần đây, có nhiều tin đồn rằng Tomahawk đã về hưu, nhưng từ những biểu hiện vượt trội của nó khi tấn công IS có thể thấy rằng, Tomahawk vẫn đứng vững trong loạt thiết bị quân đội Hoa Kỳ hơn 30 năm qua, thậm chí còn ngày càng được coi trọng, và có nhiều triển vọng phát triển. Tomahawk trong thời gian ngắn tới vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong “tác chiến ngoài vùng phòng không”, thực hiện mục tiêu hạn chế tối đa thương vong cho binh lính của quân đội Hoa Kỳ.
Có thể nói tên lửa Tomahawk được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" bởi thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó. Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng nghìn km.
Chính vì vậy, hàng trăm quả Tomahawk luôn khai hỏa trận chiến trước tiên, tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.
Therealtz © VietBF