Mặt trời nhân tạo được cho là lớn nhất thế giới đă được bật lên. Các nhà khoa học tạo ra mặt trời để thử nghiệm các cách tạo ra hydro. Ngoài ra họ c̣n dùng để t́m ra những nguồn năng lượng sạch.
Các nhà khoa học Đức vừa bật "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới", Independent đưa tin ngày 24.3.
Cấu trúc khổng lồ có tên “Synlight” có thể giúp thúc đẩy quá tŕnh sản xuất nhiên liệu xanh và nhiều công nghệ khác, theo các kỹ sư.
Nh́n chung, “mặt trời” có cấu trúc như một tổ ong với 149 đèn. Đây là loại đèn xenon thường dùng cho máy chiếu rạp phim. Và giờ đây, chúng được sử dụng để mô phỏng ánh sáng mặt trời.
Theo báo Independent, Synlight được sản xuất với chi phí 3 triệu bảng Anh (khoảng 85 tỷ đồng), tiêu tốn điện năng trong 4 giờ bằng điện năng dùng cả năm của một gia đ́nh 4 người.
Nếu chiếu tất cả ánh sáng vào một điểm nhỏ duy nhất, Synlight có thể tạo ra lượng bức xạ gấp khoảng 10.000 lần so với mặt trời thật.
Ánh sáng với tần suất này hiếm khi xảy ra ở Đức trong thời gian này của năm. V́ vậy, các nhà khoa học tạo ra một “mặt trời” để mô phỏng nó, với mục đích thử nghiệm các cách tạo ra hydro và khám phá các nguồn năng lượng sạch.
Theo Bernhard Hoffschmidt, giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời DLR, việc tạo ra một mặt trời như vậy (với nhiệt độ lên tới 3.000 độ C) là ch́a khóa để thử nghiệm các phương pháp mới tạo ra hydro.
Nhiều người cho rằng hydro là nhiên liệu của tương lai v́ nó không phát thải khí carbon khi bị đốt, nghĩa là không làm tăng thêm sự ấm lên toàn cầu.
Mục tiêu cuối cùng sẽ là sử dụng ánh sáng mặt trời thật thay v́ ánh sáng nhân tạo để sản xuất hydro.
Ông Hoffschmidt thừa nhận hydro cũng có vấn đề riêng, ví dụ, cực kỳ dễ bay hơi. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp hydro với carbon monoxide (CO), các nhà khoa học sẽ có thể sản xuất ra nhiên liệu xanh, thân thiện với môi trường cho ngành hàng không.