Từ ngày 29/3 Hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa các nhà lănh đạo Ả rập nhóm họp tại Jordan. Đây là một hội nghị có tính chất quan trọng để giải quyết về vấn đề xung đột và khủng bố trong khu vực. Nhưng theo các nhà quan sát Hội nghị lần này chưa thể mang lại sự đột phá, vẫn "chơi với" giữa chia rẽ và bất ổn.
Vua Salman của Saudi Arabia là một trong 22 nhà lănh đạo tham dự Thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập tại Sweimeh – dọc bờ biển Chết từ 0900 GMT ngày 29/3.
Tổng Thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và phái viên đặc biệt của ông tại Syria, Staffan de Mistura, cũng dự kiến sẽ có mặt.
Đức vua Jordan Abdullah II (bên trái) và Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi tại Amman khi tham dự Thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir cũng xuất hiện trong một buổi lễ chào đón tại sân bay trước cuộc gặp – bất chấp Tổ chức Theo dơi Nhân quyền đă yêu cầu Jordan từ chối cho phép nhà lănh đạo này nhập cảnh hoặc thậm chí bắt giữ nếu ông ấy cố nhập cảnh.
Ông Bashir đă bị Toà án h́nh sự quốc tế có trụ sở tại Hague cáo buộc tội diệt chủng và phạm tội ác chiến tranh liên quan đến cuộc xung đột ở Darfur.
Vua Mohammed VI của Morocco dự kiến sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh này – lần đầu tiên một quốc vương ở nước Bắc Phi tham dự từ năm 2005, nguồn tin chính thức của quân đội Jordan cho biết.
Chương tŕnh nghị sự quan trọng
Theo Bộ trưởng thông tin của Jordan, các nhà lănh đạo sẽ thảo luận về cuộc chiến ở Syria, Iraq, Libya và Yemen, cuộc chiến chống khủng bố và xung đột giữa Israel và Palestine.
Xung đột Yemen, đă leo thang từ năm 2015 với sự can thiệp quân sự của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu để hỗ trợ Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi. Saudi Arabia đă cáo buộc Tehran ủng hộ những người nổi dậy Shiite Houthi trong cuộc xung đột đă giết chết hơn 7.700 người kể từ tháng 3/2015 và đẩy Yemen vào bờ vực nạn đói.
Các nhà lănh đạo Ả Rập cũng sẽ thảo luận về Libya khi chính phủ thống nhất do LHQ ủng hộ đă phải vật lộn để khẳng định quyền lực của ḿnh.
Về cuộc xung đột Syria, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đă không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh này kể từ năm 2011, khi cuộc nội chiến tại nước này đă leo thang và cầu viện tới lực lượng vũ trang của các cường quốc thế giới. Saudi Arabia hỗ trợ phe đối lập Syria, trong khi một cường quốc khác trong khu vực là Iran lại ủng hộ chế độ Assad.
Theo Washington Post, vượt lên các vấn đề c̣n chia rẽ, có 3 vấn đề khối Ả Rập có thể phần nào t́m kiếm được tiếng nói chung là tiến tŕnh ḥa b́nh Trung Đông Israel – Palestine, cuộc chiến chống khủng bố và sức mạnh gia tăng của Iran.
Safadi, Bộ trưởng Ngoại giao Jordan, cho biết các nhà lănh đạo Ả rập sẽ làm việc có hiệu quả hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố, "Chúng tôi cho rằng đây là mối đe dọa đối với thế giới Ảrập và đầu tiên là với người Hồi giáo v́ nhóm này đă giết người Hồi giáo nhiều hơn bất cứ chủng tộc và các quốc gia nào khác."
Đặc biệt, các nhà lănh đạo Ả Rập được kỳ vọng sẽ khẳng định sự ủng hộ cho một giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đă kéo dài hàng thập kỷ - động thái sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Nhà Trắng. Ông Trump đă bày tỏ sự sẵn sàng từ bỏ lập trường ủng hộ lâu dài của Mỹ đối với giải pháp hai nhà nước - một sự thay đổi có thể đe dọa những nỗ lực để khởi động lại tiến tŕnh ḥa b́nh Israel và Palestine.
Một bản dự thảo tuyên bố đưa ra hội nghị thượng đỉnh cũng cho thấy sự phản đối với kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc chuyển Đại sứ quán Washington ở Israel tới Jerusalem.
Các nhà lănh đạo Ả rập dự kiến cũng sẽ tái đề cập tới một kế hoạch ḥa b́nh do người Ả rập dẫn đầu, được gọi là Sáng kiến Hoà b́nh Ả Rập, được đưa ra cách đây 15 năm. Sáng kiến này kêu gọi Israel rút khỏi các vùng đất chiếm giữ từ năm 1967 để đổi lấy các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế đầy đủ với các quốc gia Ảrập và Hồi giáo trung ḥa. Điều này sẽ cho phép thành lập một quốc gia Palestine có chủ quyền bao gồm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem.
Các nhà lănh đạo Ả Rập chủ yếu là người Sunni, đặc biệt là người Saudi Arabia cũng đang cảnh giác với lực lượng người Shiite của Tehran. Tại Yemen, Iran được cho là đang ủng hộ lực lượng người Shiite Houthi trong khi Iran cũng là một bên bảo trợ trong tiến tŕnh ḥa b́nh Syria tại Astana, cùng với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Sự can thiệp của Iran vào các vấn đề Ả Rập sẽ chiếm một phần lớn trong các cuộc thảo luận và chắc chắn họ sẽ bị chỉ trích, nhưng Jordan cũng sẽ gửi một thông điệp tới Tehran để lựa chọn giải pháp ngoại giao và b́nh thường hóa quan hệ với thế giới Ả rập", nhà b́nh luận Osama al-Sharif chia sẻ trên tờ Arab News.
"Không có đột phá nào được mong đợi"
Washington Post nhận định, cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Ảrập năm nay diễn ra vào thời điểm sự thất vọng đang hiện hữu trên khắp thế giới Ả Rập về sự bất lực của các nhà lănh đạo, bị chia rẽ bởi chính trị, địa lư và tôn giáo, trong việc giải quyết các cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông, ổn định nền kinh tế khó khăn và giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên. Các chính phủ Ả rập đang bị chia rẽ sâu sắc trong quá tŕnh chuyển tiếp ở Syria, Libya và Yemen.
Oraib al-Rantawi, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Al-Quds, nói: "Tôi nghĩ hội nghị thượng đỉnh này sẽ không khác ǵ so với các hội nghị thượng đỉnh Ả Rập trước đây".
Ông nói: "Hệ thống chính trị Ả Rập đang suy yếu, bị chia rẽ và có nhiều nhược điểm trong nhiều năm".
Nhóm 22 thành viên của Liên đoàn Ả Rập hiện đang phải vật lộn để giải quyết các cuộc xung đột sau cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, bao gồm cả cuộc nội chiến sáu năm qua tại Syria.
Lănh đạo Liên đoàn Ả Rập Ahmed Abul Gheit ngày thứ 2 đă kêu gọi các nhà lănh đạo Ả Rập đóng "một vai tṛ tích cực hơn" trong việc t́m ra một giải pháp cho cuộc xung đột Syria, cho rằng đây là "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của khu vực".
Hôm thứ ba, ông Guterres cũng kêu gọi các nhà lănh đạo Ả rập bỏ qua sự khác biệt để tập trung giải quyết cuộc xung đột Syria, ước tính đă giết chết hơn 320.000 người và khiến hàng triệu người phải di dời.
"Sự thống nhất của khối Ả Rập là một yếu tố rất quan trọng để cho phép khu vực này được ổn định và cho những người tị nạn Syria t́m lại được tương lai theo nguyện vọng của họ", ông nói.