VBF-Trung Cộng th́ liên tục cho rằng tăng cường quân sự ở Biển Đông để bảo vệ lưu thông hàng hải quốc tế. Nhưng thực chất ai cũng biết là nói xạo, hiện Trung Cộng xây rất nhiều đảo nhân tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đang được cho là tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Mỹ cũng tăng cường quân sự tại đây.
H́nh minh họa
Tuần rồi khi công du nước Úc, trước t́nh h́nh Trung Cộng [TC] tăng cường cao độ mặt trận quân sự ở Biển Đông, Thủ Tướng TC Lư Khắc Cường tỉnh bơ tuyên bố, nghe rất êm tai, rằng TQ «không có ư đồ quân sự hóa Biển Đông» mà chỉ muốn «bảo vệ lưu thông hàng hải quốc tế». C̣n Mỹ, khi hăng tin quốc tế của Anh là Reuters đặt câu hỏi với Bộ Quốc Pḥng Mỹ về t́nh h́nh này, th́ phát ngôn viên bộ Gary Ross khéo léo tránh né, viện nguyên tắc Ngũ Giác Đài không b́nh luận «tin t́nh báo».
Nhưng nhiều cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế theo dơi t́nh h́nh Biển Đông, đă cho thấy TC tăng cường cao độ mặt trận quân sự Biển Đông. Cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS của Mỹ ở Washington DC sau khi phân tích các h́nh ảnh từ vệ tinh mới nhất, công bố kết luận hôm 27/03/2017. Rơ ràng trên các đảo đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, Trung Quốc đă xây xong những công tŕnh quân sự, có phi đạo, nhà chứa máy bay quân sự, bệ phóng hoả tiễn, quân cảng, sẵn sàng sử dụng tại Trường Sa. Giám đốc AMTI Greg Poling cho biết thêm trong tháng này TC vừa trang bị thêm nhiều «ăng-ten» ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi. Với hai «ăng-ten» mới này, TC chuẩn bị các động thái mới trong nay mai.
Như vậy, Trung Quốc đă hoàn tất phần lớn hạ tầng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ trọng pháo cho đến hoả tiễn ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Tại hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa mà TC tranh đoạt với Việt Nam và Philippines, TC cũng đă xây xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc. Bốn tiền đồn này, với phi đạo và ra-đa cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông. Cả năm nay, TC bố trí hoả tiễn pḥng không HQ-9 ở Phú Lâm thuộc đảo Hoàng sa và ít nhất một lần đưa hoả tiễn chống hạm ra đảo này và ít nhất một lần đă phóng hoả tiễn hành tŕnh chống hạm.
Vệ tinh c̣n phát hiện các cơ sở có mái che «đóng mở» ở ba đảo Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, bảo vệ các dàn hoả tiễn di động. Đảo Chữ Thập c̣n có cơ sở đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự. Các cơ sở và thiết bị tân tiến trên các đảo nhân tạo này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Phúc tŕnh của CSIS viết: "Bắc Kinh nay có thể chuyển vũ khí, khí tài, kể cả phi cơ chiến đấu và dàn phóng hỏa tiễn di động, tới Trường Sa bất cứ lúc nào".
Phúc tŕnh của AMTI công bố hôm 27/3 là dấu chỉ rơ ràng nhất từ trước đến nay về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hoá các băi đá và đảo để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Kế hoạch xây dựng bảy đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc đă gặp chỉ trích từ Hoa Kỳ và một số nước khác, vốn cho là Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông và thay đổi hiện trạng địa lư để củng cố chủ quyền.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói chỉ xây dựng với mục đích ḥa b́nh, nhất là để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền lưu thông qua khu vực này, như TT Lư khắc Cường đă nói láo không ngượng miệng được nêu ra ở trên.
Trong một diễn biến có liên quan đên mặt trận Biển Đông, TC sẽ tăng gia lực lượng hải quân lên 100.000 người, theo tin của tờ báo Hồng Kông South China Morning Post. Số quân này sẽ tăng quân số cho các đơn vị hoạt động ở vùng duyên hải Trung Quốc, cụ thể là tại Biển Hoa Đông và Biển Đông và chuẩn bị cho khả năng đổ bộ tấn công Đài Loan. Ngoài việc tăng quân số, TC c̣n tăng khí tài, tiêu biểu mỗi lữ đoàn được trang bị xe tăng lội nước ZBD05 và xe tăng trang bị pháo tự hành ZLT05. Loại ZBD05 được cho là một trong những kiểu chiến xa lội nước nhanh nhất, có thể chạy đến 45 km/h trên biển. Trung Quốc cũng đang xem xét trang bị cho các lữ đoàn hải quân loại chiến xa lội nước Norinco ZTL-11 trang bị súng cối 105 ly, có thể mang theo hỏa tiễn chống tăng tầm bắn 5.000 mét, tấn công được trực thăng bay thấp.
Trong khi đó, chánh quyền Mỹ thời TT Trump và Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mattis cũng đă tăng cường phương tiện chiến lược và tăng gia tuần tra sâu sát bên trong vùng 12 hải lư các băi đá và đảo mà TC đă chiếm cứ và quân sự hoá. Đài NBC News của Mỹ khai thác báo cáo quân sự nội bộ của Mỹ mà Đài vừa có được cho biết quân đội Mỹ nói chung đă tăng cường quân lực, vũ khí và phương tiện một cách liên tục ở vùng biển xung quanh TC. Tăng tàu lặn, chiến hạm mặt nước, chiến đấu cơ, kể cả Mỹ đă đưa Hạm đội 3 về đây để tăng cường cho Hạm đôi 7, nhiều hơn thời Chiến tranh VN, Mỹ chỉ để một Hạm đội 7 dù phải chống Liên xô, TC và CS Bắc Việt. Ngày 23/ 2 tàu tác chiến cận bờ USS Coronado của Mỹ có mặt và hoạt động ở Biển Đông. Tháng trước 3 tàu lặn loại tấn công nhanh chạy bằng nguyên tử lực gồm USS Alexandria, USS Chicago và USS Louisville, tới tây Thái B́nh Dương và ít nhất một chiếc đă vào Biển Đông.
Về không lực, Mỹ điều thêm 4 máy bay ném bom B-1B Lancer tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam thuộc tây Thái B́nh Dương và 12 chiến đấu cơ tàng h́nh F-22 Raptor tới Tindal, căn cứ quân sự của Úc, để tập trận chung với không quân nước chủ nhà. Đây là lần đầu tiên không quân Mỹ điều động nhiều chiếc F-22 tới Thái B́nh Dương, theo NBC News nhận xét.
Về tuần tra cũng thế, Hải quân Mỹ thực hiện hùng hồn và sâu sát hơn. Tiêu biểu như ngày 18.2, biệt đoàn tinh nhuệ gồm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, khu trục hạm USS Wayne E.Meyer, một số tàu lặn trong ḷng biển và một đội chiến đấu cơ trên trời tiến hành tuần tra ở Biển Đông, đi vào vùng 12 hải lư các đảo TC tuyên bố chủ quyền.
Ngoài ra Quốc Hội Mỹ cũng bắt đầu đưa ra những dự luật trừng phạt TC. Tin báo The Diplomat của Nhựt ngày 8.12 cho biết Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio vào ngày 6.12 đă tŕnh dự thảo “Luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông” lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Dự luật có đoạn: “Trung Quốc không được phép tiếp tục theo đuổi những tuyên bố chủ quyền phi pháp và tiến hành quân sự hóa khu vực tối quan trọng đối với an ninh toàn cầu”. Nên dự trù áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia vào các hoạt động phi pháp của nước này tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại và không cấp thị thực.Tạp chí Foreign Policy cho biết suy rộng ra dự luật này sẽ trừng phạt cả các tổ chức, cá nhân Trung Quốc như lực lượng hải cảnh, hải quân, công ty xây dựng tham gia vào các hoạt động xây dựng phi pháp ở Biển Đông, và cả lực lượng tàu ngư dân (dân quân biển?) tuần tra không chính thức ở những vùng biển xa./.(VA)