Ngay sau vụ thử hạt nhân sáng qua tại Triều Tiên, một trận động đất mạnh đã xảy ra. Vụ địa chấn đã gây sập đường hầm ngay gần bãi thử hạt nhân. Điều này có thể cung cấp thông tin đáng giá.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng cơn địa chấn thứ hai do sập đường hầm sau vụ thử. Ảnh: EPA
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho rằng trận động đất thứ 2 mạnh 4,6 độ Richter hôm 3-9 có thể là do đường hầm bị sập. Cơn địa chấn xảy ra khoảng 8 phút ngay sau vụ thử hạt nhân và nằm cách nơi thử khoảng 1 km về phía Tây Bắc.
Tuy nhiên, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa có tuyên bố nào về cơn địa chấn này.
Các báo cáo từ cơ quan giám sát địa chất Mỹ và Trung Quốc cho biết vụ nổ trước trận động đất thứ 2 hôm 3-9 có cường độ 6,3 độ Richter chứng tỏ đây là vụ thử hạt nhân mạnh nhất của Triều Tiên.
Hiện chưa rõ chính xác loại vũ khí hạt nhân được thử nghiệm nhưng dựa trên trên biểu đồ địa chấn, sức công phá của vụ thử lần này rõ ràng mạnh hơn các vụ thử trước. Một số ước tính cho rằng sức công phá của vụ thử mới có sức công phá tương đương 100-150 ngàn tấn thuốc nổ TNT, mạnh hơn so với quả bom được thả xuống TP Hiroshima - Nhật Bản vào năm 1945 khoảng 15 ngàn tấn.
Trong khi đó, vụ thử của Triều Tiên hồi tháng 9-2016 ước tính có sức công phá tương đương 10-30 ngàn tấn TNT. Số liệu này có thể dự đoán được dựa trên sự chuyển đổi từ cường độ cơn địa chấn sang loại vũ khí hạt nhân được thử nghiệm. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào địa chất của khu vực thử nghiệm và độ sâu của đường hầm.
Các chuyên gia không có tất cả những thông tin trên và tất cả số liệu về sức công phá của vụ nổ đều là sơ bộ. Do đó, thông tin về vụ sập đường hầm tại khu vực bãi thử là rất hữu ích trong việc đánh giá vụ thử.
Đường hầm bị sập có thể là do nó không được xây dựng đủ vững chắc để chịu được quy mô vụ nổ mới nhất. Cũng có thể Triều Tiên dự định cho sự sụp đổ xảy ra nhằm báo hiệu với thế giới rằng cuộc thử nghiệm là thật thông qua việc phát thải nu*****phóng xạ và đây là một bước tiến đáng kể.
Therealtz © VietBF