Vụ thử tên lửa sáng qua liệu Triều Tiên có tính đến khả năng nổi giận của Trung Quốc? Ngay sau vụ này, TT Trump và Tập Cận B́nh đă có cuộc điện đàm gấp và quan trọng nhằm xử lư Triều Tiên. Trong khi ông Donald Trump thề sẽ tung ra thêm đ̣n trừng phạt nhằm vào Triều Tiên th́ hai nhà lănh đạo đă bàn đến một biện pháp trừng phạt được xem là đ̣n giáng chí tử nhằm vào B́nh Nhưỡng.
Mỹ đang thuyết phục Trung Quốc giáng đ̣n trừng phạt cực kỳ mạnh nhằm vào Triều Tiên
Hôm qua (29/11), phản ứng trước vụ thử tên lửa mới nhất mang tính đột phá của Triều Tiên, Tổng thống Trump đă thề sẽ tung ra thêm các biện pháp trừng phạt lớn nhằm vào Triều Tiên.
"Tôi vừa có cuộc tṛ chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh liên quan đến hành động khiêu khích của Triều Tiên”, ông Trump đă cho biết như vậy trên trang Twitter.
"Những biện pháp trừng phạt lớn thêm nữa sẽ được áp đặt lên Triều Tiên trong ngày hôm nay. T́nh h́nh này sẽ được xử lư”, ông Trump nói thêm.
Được biết, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, Tổng thống Trump đă kêu gọi Bắc Kinh sử dụng “mọi đ̣n bẩy có thể” để gây sức ép với Triều Tiên.
Mỹ đă yêu cầu Trung Quốc cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley hôm qua tiết lộ. Bà này đồng thời cảnh báo “nếu chiến tranh đến, chắc chắn, chính quyền Triều Tiên sẽ hoàn toàn bị phá hủy”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ được Bộ Tài chính Mỹ thông báo và rằng chúng sẽ nhằm vào “các tổ chức tài chính” của Triều Tiên. Điều này cho thấy, các biện pháp trừng phạt có thể sẽ nhằm mục tiêu cả vào các ngân hàng nước ngoài đang có giao dịch với Triều Tiên. Trước đó, một ngân hàng của Trung Quốc từng bị trừng phạt theo cách này.
"Chúng tôi có một danh sách dài các biện pháp trừng phạt thêm nữa”, Ngoại trưởng Tillerson cho các phóng viên biết.
Khi được hỏi Washington có thể tiếp tục dùng biện pháp gây áp lực một cách ḥa b́nh lên B́nh Nhưỡng mà không dùng đến hành động quân sự trong thời gian bao lâu, ông Tillerson đă trả lời: “Về chính sách ngoại giao, chúng tôi tiếp tục tiến hành hàng ngày”.
“Chúng tôi không bao giờ t́m kiếm một cuộc chiến tranh với Triều Tiên, và hiện tại vẫn không t́m kiếm. Nếu chiến tranh xảy ra, đó sẽ là v́ những hành động gây hấn liên tiếp giống như chúng ta đă chứng kiến ngày hôm qua”, bà Haley cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay, ám chỉ đến vụ phóng tên lửa sáng ngày hôm qua (29/11) của B́nh Nhưỡng.
Trong khi giới truyền thông và các nhà phân tích cũng như chính trị gia vừa khơi mào cuộc tranh luận và đồn đoán ồn ào về sự im ắng bất thường kéo dài 70 ngày của Triều Tiên th́ nước này sáng 29/11 đă đột ngột phóng đi một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Điều đáng nói là ngay sau khi thực hiện vụ phóng thử này, Triều Tiên ra tuyên bố tiết lộ loại tên lửa mà họ vừa thử nghiệm là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và rằng đây là loại tên lửa có khả năng vươn khắp mọi ngơ ngách trên lănh thổ của siêu cường Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă ngay lập tức thể hiện “sự quan ngại sâu sắc và sự phản đối” đối với vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Đây là lần hiếm hoi Bắc Kinh có lời chỉ trích mạnh mẽ như vậy nhằm vào đồng minh. Liệu đây có phải là dấu hiệu Trung Quốc sẽ mạnh tay trừng phạt Triều Tiên v́ hành động khiêu khích mới nhất nói trên hay không. Người ta đặt câu hỏi, liệu Bắc Kinh có đủ tức giận để sẵn sàng phối hợp với Mỹ trừng phạt đồng minh cũng là nước láng giềng sát nách của họ.
Nếu Trung Quốc chấp nhận đề nghị ngừng cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên, đó có thể là đ̣n giáng chí tử vào B́nh Nhưỡng.
Trung Quốc chiếm đến 90% giao dịch thương mại của Triều Tiên và gần như 100% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Triều Tiên.
Cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên trong một giai đoạn dài sẽ là biện pháp trừng phạt thảm khốc. Trước đây, đă có nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh sẽ dùng đến biện pháp cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên nhưng giới phân tích tin rằng, Trung Quốc sẽ không dùng đến biện pháp mạnh tay quá mức như vậy với đồng minh gắn bó cũng là láng giềng quan trọng của họ.
VietBF © sưu tập