Có thể nói chiếc ghế quyền lực trong bóng đă VN đang là nơi để các ông lớn tranh nhau nắm quyền. Thế nhưng đây cũng là lúc mà sự bê bối của bóng đă Việt được đưa ra ánh sáng.Bảo sao cứ thế này suốt bao năm bóng đă VN măi không thể phát triển. Rất nghịch lư khi lănh đạo VFF trả lời vô tư về chuyện một ông chủ nhiều đội bóng và chỉ xử lư vấn đề này trong trường hợp xảy ra chuyện dồn điểm.
VFF dung túng cái sai?
“Nếu chúng tôi phát hiện các đội bóng liên quan đến ông Trần Anh Tú có dấu hiệu nhường điểm để dồn cho một đội vô địch, VFF sẽ kiên quyết xử lư để giải diễn ra công bằng”, Tổng thư kư VFF Lê Hoài Anh nói tại buổi lễ công bố giải Futsal VĐQG 2018 và giải Futsal Cup Quốc gia 2018.
Câu trả lời này xuất phát từ chuyện các phóng viên hỏi Ban tổ chức về việc 10 đội tham dự giai đoạn hai của giải Futsal VĐQG 2018 th́ 5 đội liên quan đến bầu Tú - ủy viên thường trực VFF phụ trách Futsal, Ban tổ chức sẽ xử lư ra sao trong trường hợp các đội bóng này dồn điểm để một đội vô địch.
Câu trả lời của ông Tổng thư kư VFF thực sự khiến cho nhiều người bật cười, c̣n những người làm bóng đá Futsal chua chát tột cùng. Nếu thực sự có t́nh trạng 5 đội liên quan đến một ông bầu th́ giải đấu thật khó đảm bảo tính công bằng cho các đội c̣n lại.
Tại sao VFF không trả lời rơ ràng là có hay không về chuyện một ông bầu liên quan đến 5 đội bóng? Nếu có chuyện này mà phải chờ xảy ra t́nh trạng “nhường điểm” mới “kiên quyết xử lư” th́ thật sự quá bất cập, quá vô lư, bởi chẳng khác nào VFF đă và đang chấp nhận cho chuyện một ông bầu nhiều đội bóng.
Câu chuyện bi hài kể trên ở giải Futsal khiến cho người hâm mộ nh́n lên giải V.League, nơi chưa bao giờ giải quyết được điều tiếng một ông chủ nhiều đội bóng.
Thậm chí, có những ông bầu không chấp nhận cuộc chơi bị thao túng nên bỏ bóng đá. Bầu Thụy là một ví dụ. Ông Thụy từng phản ứng chuyện bầu Hiển ảnh hưởng đến CLB Hà Nội và CLB Đà Nẵng, sau đó chính thức nghỉ chơi.
Bóng đá Việt Nam muốn phát triển phải làm từ gốc rễ, từ sự công bằng ở các giải đấu phong trào, các sân chơi bán chuyên nghiệp trở lên. Nếu VFF chấp nhận t́nh trạng 1 ông chủ nhiều đội bóng th́ thử hỏi ai c̣n dám bỏ tiền để chơi, hoặc họ chỉ chơi v́ đam mê nhưng đến thời điểm cảm thấy thiếu công bằng sẽ bỏ.
Đến mong ước của bầu Đức
Người viết đă hỏi ông Đoàn Nguyễn Đức (phó Chủ tịch tài chính VFF khóa VII) rằng: Bây giờ ông nghỉ VFF th́ mong ước lớn nhất là ǵ?
Bầu Đức nói: “Tôi không có mong ước ǵ hơn là bóng đá Việt Nam được trong sạch, phát triển vững mạnh”.
Bầu Đức c̣n khẳng định không trở lại VFF. Lư do là người ta t́m cách loại ông ra khỏi VFF, bây giờ mời trở lại là không thật ḷng. “Họ chủ động loại tôi ra, bây giờ mời th́ sao tôi phải trở lại?”, bầu Đức nói.
Theo bầu Đức, bóng đá Việt Nam cần phải dẹp ngay chuyện bè nhóm thao túng ở VFF. Đặt ngược lại vấn đề th́ Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - Vương Bích Thắng cho rằng lănh đạo VFF không có chuyện bè nhóm, đơn cử là họ khẳng định chuyện ra tiêu chí bằng cử nhân không v́ ư đồ riêng.
Ông chủ CLB HAGL ngao ngán nói: “Đó là quan điểm của ông Thắng. Nếu không bè nhóm sao không phản biện lại tôi đi? Ông Thắng nói không có là đúng rồi, chẳng lẽ ông ấy thừa nhận có”.
Bầu Đức nêu ví dụ: “VPF và VFF là hai tổ chức độc lập. Ông Tú là người VFF sang VPF, giờ sang lại VFF ứng ghế phó Chủ tịch là không được rồi. Tại sao không ai nh́n vào sự thật để giải quyết vấn đề, sao chúng ta cứ nói ḷng ṿng?”.
Với bầu Đức, cuộc tranh căi trong suốt thời gian qua không phải v́ ông muốn ngồi ghế Chủ tịch VFF. Ông chủ CLB HAGL khẳng định chỉ đấu tranh v́ sự trong sạch của bóng đá Việt Nam. Mọi thứ cần làm sáng tỏ, minh bạch trước thềm Đại hội VFF khóa VIII.
Thực sự, bóng đá Việt Nam bây giờ đang có những tín hiệu tích cực từ U23 Việt Nam. Tuy nhiên, bóng đá nước nhà muốn phát triển th́ cần giải quyết những vấn đề tồn tại ở thượng tầng, nếu để “gạo nấu thành cơm” với các vị trí chủ chốt của VFF được bầu chọn xong th́ rất khó cải tổ triệt để.
|