Đó là Trịnh Nhất Tẩu (1775-1844). Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng hải tặc" Trung Hoa thống lĩnh 100.000 thuộc hạ. Bà đă làm cho triều đ́nh nhà Thanh phải bó tay.
Nữ cướp biển Trịnh Nhất Tẩu chỉ huy cả một hạm đội hải tặc khổng lồ lên tới 100.000 người thời nhà Thanh và được coi là nhân vật quyền lực nhất trong lịch sử hải tặc, không chỉ riêng đối với Trung Quốc mà c̣n toàn thế giới. Vua Gia Khánh nhà Thanh từng bất lực trong việc đánh bại Trịnh Nhất Tẩu và buộc phải dùng kế chiêu an...
Có lẽ ngày nay, danh từ "cướp biển" không c̣n được nghe đến nhiều ngoài đời thật, nếu có th́ cũng là để chỉ một bộ phim hay một quyển tiểu thuyết nào đó và nó cũng thường chỉ khiến người ta liên tưởng tới những gă đàn ông gắn liền với những giai thoại "kinh hoàng" ngoài biển khơi. Tuy nhiên, có một sự thật mà ít ai biết rằng, tên hải tặc khét tiếng nhất mọi thời đại, từng khiến cho triều đ́nh đau đầu và oanh tạc cả một vùng biển rộng lớn lại là một người phụ nữ. Chẳng những thế, trước khi trở thành một "Nữ hoàng cướp biển", nàng ta c̣n là một kỹ nữ hành nghề "buôn hương bán phấn" kiếm sống qua ngày. Nữ cướp biển đó, không ai khác chính là Trịnh Nhất Tẩu hay c̣n được gọi với cái tên Cheng I Sao, là vợ của Trịnh Nhất – thủ lĩnh hạm đội cướp biển Hồng Kỳ bang.
Theo Ancient-Origins, Trịnh Nhất Tẩu (1775-1844), c̣n gọi Trịnh Thạch Thị, tên thật Thạch Dương, nhũ danh Hương Cô. Bà vốn người tộc Đản Gia, thuở nhỏ phải làm “thuyền kỹ” (kỹ nữ trên tàu) ở khu vực biển thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm 1801, bà lọt vào mắt tên cướp biển Trịnh Nhất, chỉ huy hạm đội cướp biển mang tên Hồng Kỳ bang.
Trịnh Nhất Tẩu là nữ hải tặc quyền lực nhất trong lịch sử thế giới.
Một số sử gia cho rằng, Trịnh Nhất đă ra lệnh cướp phá nhà thổ và ra lệnh cho thuộc hạ mang về cô gái điếm mà hắn yêu thích. Có sử gia lại nói, Trịnh Nhất chỉ đơn giản là muốn cầu hôn Trịnh Nhất Tẩu. Trịnh Nhất Tẩu chỉ đồng ư sau khi tay cướp biển lừng danh đồng ư trao một nửa chiến lợi phẩm thu được và cô ta được hỗ trợ chỉ huy nhóm cướp biển. Cả hai sau này cùng nhau lănh đạo hạm đội cướp biển Hồng Kỳ bang.
Trịnh Nhất là một chiến tướng quả cảm, nay có thêm Trịnh Nhất Tẩu túc trí làm tham mưu, đă thống nhất được Lục Kỳ bang và lên ngôi minh chủ. Trịnh Nhất thành “Long Đầu đại ca”, Nhất Tẩu cũng được tôn xưng “Long tẩu”. Thời vận đang hanh thông, ăn nên làm ra, thế lực đang ngày một vững vàng, th́ trong một lần trở về sau chuyến ra khơi “ăn hàng”, tàu Trịnh Nhất bị băo lớn nhấn ch́m đáy biển, không một ai sống sót.
Trước nguy cơ liên minh hải tặc có thể găy đổ, Hồng Kỳ bang bị các bang khác đe dọa thôn tính, Nhất Tẩu quyết định tự ḿnh tiếp quản cơ nghiệp của chồng, lên làm lănh tụ Hồng Kỳ. Năm ấy (1807), Nhất Tẩu 32 tuổi.
Việc đầu tiên là phải siết chặt quân kỷ, Nhất Tẩu ra nghiêm lịnh:
– Những kẻ nhát gan hoặc bất tuân thượng lệnh: lập tức chém đầu.
– Trộm cắp công khố bảo tàng (của hải tặc), giấu riêng chiến lợi phẩm, hoặc cưỡng đoạt tài sản của dân chúng quanh sào huyệt: treo cổ.
– Nghỉ phép quá hạn hoặc tự ư trốn về thăm nhà: xẻo tai.
– Cưỡng hiếp con tin: tử h́nh.
– Nam nữ tư thông ngoại t́nh: nam th́ chặt đầu, nữ bỏ rọ thả ch́m đáy biển.
Nhất Tẩu đề ra qui tắc chỉ đánh cướp 3 loại: thuyền của quan quân (quan thuyền), thuyền nước ngoài (Dương thuyền), và thuyền tải lương (lương thuyền). Những thuyền nào không muốn bị đánh cướp (kể cả thuyền của triều đ́nh) th́ khi rời cảng phải nộp 400 đồng bạc Tây Ban Nha, chuyến về đóng gấp đôi, 800 đồng. Thuyền nào không nộp đủ phí th́ ráng chịu hậu quả.
Tàu hải tặc treo cờ đỏ.
Dưới sự dẫn dắt của Nhất Tẩu, Hồng Kỳ bang hùng mạnh hơn cả thời Trịnh Nhất làm minh chủ, với 200 chiến hạm (chiến hạm của Nhất Tẩu lớn gấp đôi chiến hạm Anh, mỗi tàu trang bị 20-30 khẩu thần công), 800 tàu chiến loại trung, 1.000 thuyền nhỏ và 40.000 chiến binh (lúc thịnh đạt có tới 100.000). Để so sánh, cướp biển Râu Đen lừng danh cùng thời với bà ta chỉ chỉ huy 4 tàu và 300 tên cướp biển, c̣n hải quân Mỹ thời đó cũng chỉ có 5.000 thủy binh. Nhất Tẩu đặt đại bản doanh ở Đại Nhĩ Sơn, ḥn đảo lớn nhất của Hong Kong, án ngữ Châu Giang Khẩu. Ở đó, có cả xưởng đóng tàu hiện đại của Hồng Kỳ.
Chẳng biết Nhất Tẩu t́m mua ở đâu, mà hỏa pháo cũng như vũ khí cá nhân của Hồng Kỳ luôn được trang bị loại tối tân, nên bang này không hề e ngại khi chạm trán quan quân, thậm chí họ sẵn sàng tấn công cả tàu chiến Tây phương. Hồng Kỳ từng lập nhiều chiến tích vẻ vang như: đánh ch́m hạm đội Bồ Đào Nha, bao vây Macau suốt mấy tháng liền; có lần vào năm 1809, Nhất Tẩu dẫn quân thâm nhập Quảng Châu bắt giữ một tàu chiến Anh, chặt đầu vài chục binh lính Anh, làm chấn động cả trong và ngoài nước...
Nhất Tẩu trở thành linh hồn của toàn thể Lục Kỳ hải tặc, được bọn họ toàn tâm toàn ư tuân phục. Có được thành quả đó, không thể không nhắc đến một nhân vật kiêu hùng khác: phó thủ lĩnh Hồng Kỳ – Trương Bảo Tử.
Chân dung nữ hải tặc Trịnh Nhất Tẩu.
Trương Bảo Tử sinh năm 1786, nhỏ hơn Nhất Tẩu 11 tuổi. Bảo Tử cũng là con em Đản Gia, quen tung hoành sóng nước từ nhỏ. Năm 15 tuổi, Bảo Tử bị Hồng Kỳ bắt về, được Trịnh Nhất yêu quư nhận làm con nuôi, Bảo Tử ḥa nhập rất nhanh, chưa đầy 20 tuổi đă thành một đầu lĩnh lợi hại. Trịnh Nhất mất, Nhất Tẩu lên ngôi thủ lĩnh liền đề bạt Bảo Tử làm phó bang chủ. Bên ngoài là nghĩa mẹ con, c̣n bên trong, họ là nhân t́nh của nhau. Bảo Tử một đời dốc trọn thông minh tài trí, sát cánh cùng Nhất Tẩu vào sinh ra tử, viết nên trang sử hào hùng của hải tặc Đản Gia vùng Châu Giang Khẩu.
Triều đ́nh nhà Thanh đă nhiều lần điều binh vây đánh, hải quân Bồ Đào Nha cùng các chiến thuyền của công ty Đông Ấn cũng tham gia truy quét đội quân hải tặc này, nhưng đều thất bại v́ lực lượng của hạm đội Hồng Kỳ quá lớn. Một đề đốc hải quân Măn Thanh dâng sớ lên triều đ́nh báo cáo về đội quân này như sau: "Hải tặc quá mạnh, chúng tôi không thể khống chế chúng bằng vũ lực". Nhận thấy việc tiếp tục dùng vũ lực vây ráp khó có thể khuất phục được Trịnh Nhật Tẩu, triều đ́nh nhà Thanh đành xuống nước, chấp nhận đàm phán để thuyết phục nữ hải tặc này đầu hàng vào năm 1810.
Hoàng đế nhà Thanh khi ấy là Gia Khánh đưa ra đề nghị ân xá và nói: "Nếu có trái tim của một người phụ nữ th́ ngày nào đó ngươi sẽ muốn yên b́nh và nghĩ đến việc sinh con đẻ cái. Bây giờ đă đến lúc đó chưa?". Câu hỏi này, lập tức khiến Trịnh Nhất Tẩu dao động.
Trịnh Nhất Tẩu được mệnh danh là "Nỗi khiếp sợ trên biển".
Bao năm bôn ba ngoài biển, chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của hạm đội, lại nắm trong tay biết bao nhiêu là quyền lực, vàng bạc châu báu, dưới chân th́ thuộc hạ lên đến hàng chục ngàn người thế mà chỉ v́ một câu hỏi mà "Nữ hoàng cướp biển" Trịnh Nhất Tẩu lại xốn xang trong ḷng. Bao năm rồi ba quên mất ḿnh là một phụ nữ, mà đă là một phụ nữ th́ không thể nào cứ như vậy măi được, phụ nữ cũng cần hạnh phúc riêng dù là thuộc bất kỳ tầng lớp nào đi chăng nữa.
Thế là sau vài lần đàm phán trực tiếp với Tổng đốc Lưỡng Quảng là Bá Linh, Trịnh Nhất Tẩu đồng ư quy hàng và ra lệnh cho thuộc hạ buông vũ khí với điều kiện được giữ lại của cải. Yêu sách khấu đầu được giải quyết bằng cách Tổng đốc Lưỡng Quảng đứng ra làm chủ hôn trong lễ cưới giữa Trịnh Nhất Tẩu và Trương Bảo, để cặp đôi này quỳ lạy quan tổng đốc như một h́nh thức tạ ơn. Đến lúc đó, sự nghiệp cướp biển của Trịnh Thị coi như chấm dứt.
Và trong số 80.000 tên cướp biển quy hàng, hầu hết đều được ân xá, chỉ có 126 tên bị hành quyết và 250 tên bị phạt tù v́ những tội ác nghiêm trọng. Nhiều tên cướp biển sau này c̣n gia nhập quân ngũ rồi cùng bà tham gia Chiến tranh Nha phiến (1839-1842). Khi ấy, ở tuổi 65, Trịnh Nhất Tẩu tham gia tích cực, làm tham mưu lên kế sách cho Lâm Tắc Từ đối phó thủy quân Anh.
H́nh ảnh được cho là Trịnh Nhất Tẩu.
Từ bỏ biển khơi và nghề cướp biển từng gắn bó suốt hơn 10 năm, Trịnh Nhất Tẩu quay về đất liền sinh sống, bà liền sinh một đứa con, xong cùng với Trương Bảo mở một ṣng bạc, sống cuộc đời hoàn lương cho đến khi qua đời tại Quảng Châu vào năm 1844 ở tuổi 69, kết thúc cuộc đời của một "Nữ hoàng hải tặc" quyền lực khét tiếng cả đại dương.