Mỹ đang rất cay mũi v́ Bắc Kinh. Chung lấy thế kẻ mạnh bắt nạt người bé. Chắc chắn Tướng Mỹ đến Bắc Kinh nói thẳng chuyện Trung Quốc ‘bắt nạt’ các nước ven Biển Đông?
Hăng tin AP đưa tin trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần này, cựu tướng thủy quân lục chiến Mỹ, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis khi nói chuyện với các quan chức Trung Quốc sẽ nhắc lại lời ông cáo buộc Trung Quốc “o ép, bắt nạt” các nước ven Biển Đông.
Trong tuần này, ông Mattis sẽ là Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đầu tiên trong chính phủ Tổng thống Donald Trump thăm Trung Quốc.
Theo AP, vấn đề Biển Đông là chủ đề lớn trong cuộc nói chuyện giữa ông Mattis với các quan chức Trung Quốc, khi Mỹ đă dọa Bắc Kinh về chuyện quân sự hóa vùng biển này.
Hồi đầu tháng 6, ông Mattis nói: “Có những hậu quả sẽ tiếp tục cần giải quyết, nên phải nói chuyện với Trung Quốc, nếu họ không t́m ra cách hợp tác chặt chẽ hơn với các nước có quyền lợi”.
Trong bài phát biểu ở Diễn đàn đối thoại Sangri-La 2018 (SLD) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ tuyên bố: “Bất chấp Trung Quốc nói điều ngược lại, việc họ dàn các loại vũ khí ở những thực thể nhân tạo liên quan trực tiếp sử dụng quân sự nhằm dọa nạt, o ép các nước trong khu vực”.
Bộ trưởng Mattis c̣n nói chính phủ Mỹ quyết định hủy lời mời Trung Quốc dự RIMPAC 2018 (tổ chức mùa hè này) là “phản ứng ban đầu” với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc.
Ông Mattis khẳng định hành động của Mỹ là “kết quả tương đối nhỏ”, nhưng trong tương lai, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những trừng phạt mạnh mẽ hơn.
AP c̣n viết chuyến thăm cần thiết để Mỹ và đối thủ chính ở Đông Á làm việc với nhau, bất chấp sự bất đồng, nghi kỵ lẫn nhau ngày càng tăng.
Chuyến đi của ông Mattis vào lúc Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng về chuyện Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, trong khi Bắc Kinh mở rộng hiện diện quân sự ở nước ngoài.
Bên cạnh sự tăng cường hiện diện “đông lúc nhúc” ở Biển Đông, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng t́m đến các khu vực mà Mỹ cùng đồng minh đóng quân. Năm 2017, Trung Quốc khai trương căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên, tại Djibouti, nơi đă có căn cứ Mỹ và các nước khác.
Việc hoạt động sát nhau có thể gây ra va chạm ngoài ư muốn, như mới đây Mỹ chính thức phàn nàn với Bắc Kinh đă rọi tia laser vào máy bay Mỹ ở quốc gia vùng Mũi Sừng châu Phi này.
Mỹ cũng phàn nàn máy bay quân sự Trung Quốc bay nguy hiểm, áp sát máy bay trinh sát Mỹ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Bắc Kinh đă phàn nàn chuyện Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Đài Loan và bán vũ khí trị giá 1,4 tỉ USD và công nghệ tàu ngầm cho Đài Bắc, trong khi Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lănh thổ.
Ông Mattis nhận nhiệm vụ khó, vào lúc Mỹ đang chuẩn bị áp mức thuế 34 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc trong hai tuần tới, trong khi Bắc Kinh cũng dọa sẽ áp thuế lên hàng hóa Mỹ để trả đũa.
Xem ra Mỹ đang dựa vào Trung Quốc giúp ép CHDCND Triều Tiên thực hiện lời hứa giải giáp vũ khí hạt nhân, khi ông Trump gặp nhà lănh đạo Kim Jong-un ngày 12.6 ở Singapore.
Trung Quốc được cho là “thắng to” khi tại cuộc gặp lịch sử này, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngưng các cuộc tập trận trung Mỹ-Hàn mà từ lâu Trung-Triều đều phản đối.
Ông Mattis và các quan chức Hàn Quốc đă bị bất ngờ từ quyết định của vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, trước khi hai bên đều nói lời hứa của ông Trump giúp thúc đẩy đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân và tên lửa của B́nh Nhưỡng.
Trung Quốc đă hoan nghênh quyết định của ông Trump, và ông Kim đă gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh ở Bắc Kinh tuần qua, nhưng B́nh Nhưỡng chưa có thông tin mới, giải pháp mới về ư định hủy bỏ vũ khí hạt nhân.
Cũng tuần qua, ông Trump nói “việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn đă bắt đầu diễn ra”. Nhưng hôm 20.6, khi được hỏi có thấy B́nh Nhưỡng tiến hành các bước phi hạt nhân hóa nào hay không, Bộ trưởng Mattis đáp: “Tôi không biết có các hành động đó hay không”.
Mới đây, Ngày 18.6, ông Trump nói ông đă chỉ đạo Lầu Năm Góc lập binh chủng thứ sáu của quân đội Mỹ, có tên là “Quân chủng không gian”. Ông nói không gian cũng là một vấn đề an ninh quốc gia, và “Chúng ta không muốn bị Trung Quốc, Nga hoặc các nước khác vượt mặt".
Quân chủng này có thể là chủ đề nói chuyện giữa ông Mattis với các quan chức Trung Quốc. Bắc Kinh phản đối quân sự hóa vũ trụ, nhưng năm 2007 nước này đă phóng một tên lửa hủy diệt một vệ tinh Trung Quốc bị hỏng.