Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lănh đạo Mỹ và Nga sẽ diễn ra vào tháng 7 này. Nội dung hội nghị sẽ trao đổi về vấn đề Crimea - bán đảo mà Nga sáp nhập từ Ukraine hồi năm 2014.
Tuy nhiên, trước đó, phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, từng khẳng định rằng Tổng thống Putin đă "liên tục giải thích rằng Crimea không thể và sẽ không bao giờ nằm trong chương tŕnh nghị sự bởi v́ đó là một vùng đất không thể tách rời của Nga".
"Tất cả các vấn đề khác đều là những vấn đề có thể được thảo luận, được nhất trí hay t́m những điểm chung”, ông Peskov nhấn mạnh. Vị phát ngôn viên điện Kremlin cũng cho hay, trong khi Moscow và Washington “khác biệt nhau” về nhiều vấn đề th́ “ư chí chính trị đă thắng thế và sự hiểu biết đang gia tăng”.
Những phát biểu trên được ông Peskov đưa ra trong sau khi hồi cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Trump có phát biểu khiến đồng minh Châu Âu lo lắng và tức giận khi ông này không loại trừ khả năng chấp nhận vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea khi ông này có cuộc gặp với người đồng cấp Putin trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên dự kiến diễn ra ở Helsinki vào ngày 16/7 tới.
Khi được các phóng viên hỏi về việc liệu ông có cân nhắc khả năng từ bỏ lập trường chống vụ sáp nhập Crimea của Washington hay không, ông Trump đă nói: “Chúng tôi sẽ phải xem xét”.
Phát biểu trên của ông Trump đă khiến nhiều đồng minh Châu Âu của ông này lo lắng, bất an. Trước đó, Liên minh Châu Âu đă không ngần ngại bày tỏ sự quan ngại về cuộc gặp sắp tới giữa ông Putin và ông Trump. Phương Tây lo ngại, ông Trump sẽ xuống nước trong một loạt vấn đề với Nga.
Chấp nhận thực tế Crimea không bao giờ được trao trả về cho Ukraine sẽ là một bước nhượng bộ rất lớn đối với Nga. Bước đi này nếu xảy ra và do ông Trump thực hiện th́ chính Mỹ sẽ là nước phá bỏ thế trận bao vây cũng như phá bỏ mặt trận đoàn kết mà phương Tây thiết lập ra để chống lại Nga. Và đương nhiên, đây cũng được coi là thắng lợi lớn đối với Tổng thống Putin.
Bán đảo Crimea đă chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin kư sắc lệnh hoàn tất tiến tŕnh sáp nhập hồi tháng 3/2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea – một bán đảo tự trị thuộc Ukraine, đă từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev . Chính v́ thế, Crimea đă tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ư cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga - nơi họ vẫn luôn coi là “mái nhà” của ḿnh.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương, nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ t́m mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Phương Tây cũng liên tục kêu gọi và gây sức ép đ̣i Nga trả lại Crimea cho Ukraine. Tuy nhiên, Moscow cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine.
Lo ngại của các đồng minh Mỹ về việc Tổng thống Trump sẽ xuống nước với Nga là có cơ sở bởi ông Trump được cho là có cái nh́n khá tích cực về Nga cũng như Tổng thống Putin. Cả ông Trump và người đồng cấp Putin đă nhiều lần phát đi những tín hiệu thể hiện mong muốn khôi phục lại quan hệ Nga-Mỹ.
VietBF © Sưu tầm