Ông Fraser Howie, một nhà phân tích độc lập, người từng viết những cuốn sách về Trung Quốc và hệ thống tài chính của nước này nói rằng, nếu phải lựa chọn đứng về bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc, phần lớn các quốc gia sẽ chọn Mỹ.
“Họ sẽ lựa chọn đi theo Hoa Kỳ”, ông Howie nói với CNBC vào thứ Tư. Ông cho rằng các nước láng giềng Trung Quốc có thể không muốn đối kháng với Bắc Kinh, nhưng nhiều người cảm thấy họ đă bị Trung Quốc “làm khó”.
Mặc dù phần lớn châu Á đă trở nên giàu hơn sau khi Trung Quốc cải cách kinh tế cách đây 40 năm, gă khổng lồ Đông Á lại không thể phát triển đáng kể quyền lực mềm của ḿnh, ông Howie phát biểu với CNBC.
Ông nói: “Trong 30 năm phát triển, phần lớn châu Á (đă trở nên) giàu có theo sau Trung Quốc, (nhưng) họ không thể trở thành bạn. Tôi nghĩ rằng đây là một điểm yếu trong quyền lực mềm của Trung Quốc – họ đă thất bại trong việc kết bạn, và người ta e ngại về Trung Quốc hơn là cảm thấy thân thiện với họ”.
Nhà phân tích Fraser Howie (Ảnh: CNBC)
Theo CNBC, nhiều người nh́n nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, có thể gây ra sự thay đổi chấn động về trật tự thế giới mà Washington đă giúp h́nh thành.
“Mục tiêu của Trung Quốc, nói một cách đơn giản, là thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường toàn cầu lớn nhất thế giới”, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 12, khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố những cáo buộc về tấn công mạng đối với hai công dân Trung Quốc.
Trong cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump với Bắc Kinh, hai bên không chỉ tranh căi về thuế quan, hàng rào phi thuế quan, mà c̣n cả cách thức đối xử của mỗi nước đối với các doanh nghiệp của nhau.
Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp cũng có thể phải quyết định họ lựa chọn bên nào, người đồng sáng lập doanh nghiệp công nghệ tỷ đô Tradeshift nói với CNBC vào tháng trước.
Ông Howei cho rằng nhiều người có thể cảm nhận áp lực của Trung Quốc đối với các nước láng giềng châu Á (Ảnh: Chinasageinfo)
Các nước láng giềng của Trung Quốc – phần nhiều là nước nhỏ – có thể không muốn đối kháng với Bắc Kinh, theo ông Howie, nhưng nhiều nước cảm thấy họ bị Trung Quốc “làm khó”.
“Họ không thể cảm thấy rằng Trung Quốc chơi ṣng phẳng trong nhiều lĩnh vực. Họ cảm thấy Trung Quốc là một kẻ bắt nạt – mà chắc chắn là như vậy – và họ đang sử dụng nó (Trung Quốc) như một cơ hội để cố gắng đẩy lùi”, ông Howie nói.
“Nhiều nước cảm thấy rất khó khăn, đặc biệt ở (Đông Nam Á), bởi v́ rất nhiều quốc gia ở châu Á gần như đă gạt bỏ thực trạng chính trị, mà mọi người đều cảm thấy thoải mái với cuộc du hành do kinh tế dẫn lối trong suốt 20, 30 năm qua – và giờ đây, điều đó đă thay đổi về cơ bản”.
Một quốc gia Đông Nam Á đă bày tỏ mối quan ngại một cách công khai là Singapore, theo CNBC. Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long nói với CNBC vào tháng 10 năm ngoái rằng mối quan hệ giữa đất nước của ông với hai nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng có thể “phụ thuộc vào mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc phát triển như thế nào”.
Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long đă bày tỏ mối quan ngại về việc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2017 (Ảnh: Reuters)
“Nếu có căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi sẽ được yêu cầu lựa chọn một bên. Nó có thể không trực tiếp, nhưng bạn sẽ nhận được thông điệp rằng: Chúng tôi muốn bạn ở bên chúng tôi, c̣n bạn có ở bên chúng tôi hay không? Nếu không, điều đó có nghĩa là bạn có thể chống lại chúng tôi phải không?”
Theo ông Howie, một phương án lư tưởng là các nước sẽ không phải đứng về bên nào, nhưng điều đó cũng không khiến nỗi lo vơi đi. Ông nói: “Nên có chỗ cho sự hợp tác và chắc chắn cần phải thay đổi thực tiễn, nhưng [dù sao] thế giới sẽ khác đi trong một thập kỷ tới”.
VietBF © sưu tầm