Cách đây 50 năm cả TG phải chấn động trước việc có chuyến du hành thành công tới mặt trăng. Tuy nhiên từ đó cho tới nay vẫn chưa có 1 cuộc đổ bộ nào khác dù đă có cả giải thưởng không hề nhỏ. Vậy nguyên nhân nào khiến con người khó có thể quay lại mặt trăng đến vậy?
Hơn 10 năm trước, Google và tổ chức phi lợi nhuận X Prize mở giải thưởng 20 triệu USD, dự định trao cho bất ḱ tổ chức phi chính phủ nào có thể hoàn thiện được một sứ mệnh Mặt Trăng, phải đầy đủ những điều kiện đặt ra:
- Đặt một tàu du hành vũ trụ lên bề mặt Mặt Trăng.
- Đi được 500 mét trên bề mặt Chị Hằng.
- Gửi về Trái Đất h́nh ảnh và video chất lượng cao.
Người dân cứ tưởng việc lên Mặt Trăng không khó đến thế - đă làm được một lần, rơ ràng là phải làm lại được lần nữa chứ? Thế nhưng giải thưởng 20 triệu USD Google Lunar X Prize không có chủ.
Sau một loạt đợt gia hạn, cuối cùng Google và X Prize phải rút giải thưởng về: rơ ràng là không một công ty tư nhân nào có khả năng hoàn thành hạn chót "nộp bài" vào ngày 31 tháng Ba năm 2018.
Kể từ khi giải thưởng lên sóng vào ngày 13 tháng Chín năm 2007 tới hạn chót, chỉ 3 phương tiện duy nhất hạ cánh lên Mặt Trăng. Tất cả dự án đáp lên Mặt Trăng đều sử dụng vốn của chính phủ, và chỉ một trong số đó – Chang’e-3 của người Hoa, phóng lên năm 2013, có khả năng di chuyển.
Nhân loại đă đặt chân lên Mặt Trăng từ hồi năm 1969, bằng chứng như đinh đóng cột cho thấy việc hạ cánh lên Mặt Trăng hoàn toàn khả thi. Tại sao công nghệ hiện đại không giúp ta tái hiện lại được kỳ tích năm xưa?
Câu trả lời ngắn gọn là "tài nguyên". Khi Mỹ hạ cánh xuống Mặt Trăng, NASA đă đi con đường ngắn nhất có thể. Mục tiêu của họ là vượt mặt Nga trong cuộc đua ra ngoài không gian chứ không phải dọn đường cho những chặng đường khám phá Vũ trụ tương lai.
Tấm ảnh lịch sử của nhân loại: Buzz Aldrin trên Mặt Trăng.
"Thay v́ bằng những bước hợp lư, xây nên một khuôn mẫu để ứng dụng cho việc tiếp cận và vận hành trên Mặt Trăng sau này, nó chỉ là một cú nhảy để đáp thành công lên Mặt Trăng", đó là lời bày tỏ của Blair DeWitt, CEO của Tập đoàn Trạm Mặt Trăng (LSC), một startup dữ liệu Mặt Trăng có trụ sở tại Massachusetts.
"Cấu trúc dự án bất thường đă loại bỏ hoàn toàn những chuỗi cung ứng sản phẩm thiết yếu, không c̣n có được thiết bị, vật liệu và phi hành gia lên Mặt Trăng".
Để tái cấu trúc lại chặng đường khám phá Mặt Trăng (và rộng hơn là khám phá Vũ trụ) trong tương lai, động lực phải tới từ mục tiêu khám phá, chứ không phải để vượt lên trên cường quốc Vũ trụ nào.
Dù chi phí để lên Vũ trụ không c̣n tốn kém như trước, việc lên Mặt Trăng vẫn cần tới lượng tiền khổng lồ. So với giá trị đồng dollar của thiện tại, quả tên lửa Saturn V đă đưa phi hành gia lên Mặt Trăng sẽ tiêu tốn 1,16 tỷ USD.
Như MIT Technology Review so sánh, th́ chẳng cách đốt tiền nào nhanh bằng sử dụng nhiên liệu tên lửa. Rất khó để thuyết phục chính phủ nào đó bỏ ra từng ấy tiền, hoặc hơn thế nữa, để xây dựng một quả tên lượng mạnh tương đương hoặc hơn.
Hiện tại, không quả tên lửa nào mạnh ngang với Saturn V, nên việc chở hàng lên Mặt Trăng cũng không mấy khả quan. Hệ thống tên lửa Falcon Heavy của SpaceX, oai vệ với danh xưng "quả tên lửa mạnh nhất Trái Đất", hứa hẹn chuyến đi lên Mặt Trăng chỉ tốn 90 triệu USD, chỉ mạnh gần bằng 2/3 lực đẩy 3.447 tấn của Saturn V.
NASA vẫn đang cố gắng hoàn thiện hệ thống đầy hứa hẹn Space Launch System – Hệ thống Phóng Không gian. Khi hoàn thiện, nó sẽ vừa là hệ thống mạnh nhất, và kiêm luôn cả ngôi vương hệ thống đắt đỏ nhất với chi phí chế tạo lên tới hàng trăm tỉ USD.
NASA thử nghiệm thành công Hệ thống Phóng Không gian hồi 2016, nhưng ngày nó đi vào sử dụng vẫn c̣n xa xôi lắm.
Tốc độ phát triển chậm chạp, nhưng ít nhất ngành du hành vũ trụ vẫn đang phát triển. Giải thưởng Lunar X Prize 20 triệu USD cũng đóng góp ít nhiều công sức vào những nỗ lực phát triển ngành: rất nhiều startup du hành Vũ trụ xuất hiện để giành giải, một số trong số đó vẫn đặt mục tiêu lên Mặt Trăng cho dù giải thưởng 20 triệu USD không c̣n đó.
Mà phải so với cái ǵ, 20 triệu USD mới to chứ không phải ngành du hành Vũ trụ. Để có thể giành giải, số tiền bỏ ra c̣n nhiều hơn thế và lần. Tính tới thời điểm giải thưởng bị rút lại, các đội tham gia cuộc đua tới Mặt Trăng đă gây quỹ được hơn 300 triệu USD.
"Thực tế, cần rất nhiều tiền để lên được Mặt Trăng", Chanda Gonzales-Mower, giáo đốc cấp cao của Google Lunar X Prize nói. "Khi chúng tôi công bố giải thưởng vào năm 2007, chúng tôi giả định các hợp đồng liên quan rẻ hơn nhiều".
Để vượt qua rào cản tài chính, các tổ chức tham dự phải t́m những đường sáng tạo mà đi. Moon Express và Team Indus, lần lượt kư hợp đồng thực hiện các chương tŕnh Vũ trụ quốc gia với Mỹ và Ấn Độ, SpaceIL và một số startup khác t́m tới đầu tư mạo hiểm.
Những cái bắt tay từ hai ngành khác biệt xuất hiện, giữa những dự án khám phá vũ trụ và những công ty trước giờ chẳng liên quan ǵ tới không gian. Những dự án hợp tác đôi bên cùng có lợi chắc hẳn phải được chào đón.
Và thế là chúng ta có một mô h́nh kinh doanh mới, sống lâu hơn cả chính giải thưởng đă khiến chúng tồn tại. Mỗi một người tham gia giật giải xưa kia đều có mục tiêu riêng trong sứ mệnh Mặt Trăng của ḿnh, và chính những lư do khác nhau khiến Gonzales-Mowrer tin rằng "các dự án đặt chân lên Mặt Trăng từ các công ty tư nhân sẽ thành công".
Ngoài khó khăn tài chính và trở ngại kĩ thuật, việc được công chúng đón nhận cũng gặp không ít khó khăn. Người ta thường mắt tṛn mắt dẹt, tỏ ra hoài nghi khi nghe tới một công ty tư nhân muốn làm tiền từ Mặt Trăng, họ phải bỏ chút niềm tin ra để biến những ước mơ thành sự thực chứ? Làm ǵ có ai đề ra luật công ty tư nhân th́ không thể hạ cánh xuống Mặt Trăng để làm kinh tế.
Nói đến "du hành vũ trụ" và "công ty tư nhân", ta lại nghĩ ngay đến Elon Musk. Thế nhưng gă tỷ phú giỏi giang này không giúp ǵ được mấy. Năm ngoái lại c̣n đăng trên Twitter mấy câu như thế này:
"Việc thành lập một công ty tên lửa chắc phải là một trong những cách thức ngốc nghếch mà khó khăn nhất để "làm tiền". Nếu mà để làm kinh tế, th́ thà tôi mở một công ty Internet khác c̣n hơn".
John Thornton, CEO của Astrobotic, một trong những công ty vẫn đang nung nấu dự định lên Mặt Trăng, nói rằng chiến lược đối phó với dư luận tốn nhất là chờ thêm ít lâu, lấy ḷng tin thông qua các đối tác và các nhà đầu tư, và chờ đợi các bước tiến của công nghệ. Những ḍng tiền góp vốn đổ về đă là bước thành công đầu tiên.
Giải thưởng Lunar X Prize không làm được mục tiêu chính ḿnh đặt ra, nhưng vô h́nh trung đă làm được mục tiêu tối thượng: đẩy toàn ngành du hành Vũ trụ phát triển.
Trong lúc vẫn c̣n có hiệu lực, Lunar X Prize đă thưởng cả triệu USD cho những công ty đạt được các dấu mốc nhất định, giúp các công ty tư nhỏ nổi tiếng hơn. Tất cả khiến cho dự án đặt chân lên Mặt Trăng không quá xa vời như ta vẫn lo sợ.
Bộ mặt cả ngành đang ngày một sáng hơn, khi dự án đặt chân lên Mặt Trăng vượt xa hơn những quả tên lửa mạnh mẽ và những tàu thăm ḍ đáp được xuống bề mặt thiên thể vũ trụ. Đă có một chuỗi cung ứng các sản phẩm liên quan tới du hành Vũ trụ, thứ c̣n thiếu hồi năm 1969 xưa kia:
- Relativity Space đang phát triển máy in 3D, cung cấp thành phần tên lửa.
- LCS tập trung vào thu thập dữ liệu Mặt Trăng và cung cấp cho các công ty cần thông tin.
- …
Những kế hoạch dài hạn liên quan tới Mặt Trăng hiển nhiên không dừng lại ở việc đặt chân lên đó – một kỳ tích ta đă thực hiện được từ 50 năm về trước. Mục tiêu chính phải là một bước tiến nữa của nhân loại, nếu chỉ là "lên Mặt Trăng" đơn thuần th́ chẳng khác nào giậm chân tại chỗ.
Chính phủ nhiều nước, nhiều tổ chức vũ trụ tư nhân hướng tới Sao Hỏa như là dấu mốc mới. Chẳng đâu là bước đệm tốt hơn Mặt Trăng cả. "Chúng ta đang nh́n nhận Mặt Trăng là một nguồn tài nguyên, một bước đệm vững chắc và như một thứ tài sản", CEO Thornton nói. Ta đă không c̣n coi Mặt Trăng chỉ đơn thuần là một điểm đến.
Nền móng đang ngày một hoàn thiện, việc du hành Vũ trụ của tương lai sẽ được xây lên từ đó. Nhờ có sự kết hợp của các tổ chức lớn nhỏ, niềm đam mê khám phá những khía cạnh khoa học mới và ḷng khao khát t́m ṭi những chân trời xa, bề mặt Mặt Trăng sẽ lại thấy dấu chân người. Nhưng lần này, đó sẽ là một mắt xích quan trọng trong tương lai khám phá Vũ trụ vô tận.
Tham khảo MIT Technology Review, CNN, Space, NASA