Mặc dù Trung Quốc tuyên bố hoàn thiện máy phóng điện từ trên tàu sân bay của ḿnh, nhưng đây là công nghệ chưa được kiểm chứng ngay cả với Mỹ. V́ thế các chuyên gia hoài nghi về tính trung thực của thông tin này.

Tàu sân bay Liêu Ninh (giữa) và các chiến hạm hộ tống của Trung Quốc tập trận tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc Wang Yunfei hôm 6/2 tuyên bố với SCMP rằng hải quân nước này sẽ sở hữu ít nhất 6 tàu sân bay vào năm 2035, trong đó có 4 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân và trang bị máy phóng điện từ.
"Các máy phóng này tương tự những hệ thống trên tàu sân bay Mỹ. Máy phóng điện từ của Mỹ, hay c̣n gọi là EMALS, có thể phóng máy bay nhanh hơn so với các hệ thống diesel đời cũ", Wang khẳng định. Ông này c̣n tuyên bố Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn tới vị thế là siêu cường về công nghệ tàu sân bay số một thế giới, vượt mặt cả Mỹ.
Tuy nhiên, trong bài b́nh luận đăng trên SCMP ngày 15/2, chuyên gia Chan K. Leung chỉ ra rằng trên thế giới chỉ có hai loại máy phóng máy bay, đó là máy phóng chạy bằng hơi nước đă được kiểm nghiệm và vận hành thực tế trên tàu sân bay từ lâu, cùng máy phóng điện từ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được quân đội nước nào đưa vào vận hành đầy đủ trên tàu sân bay. "Không có cái nào được gọi là hệ thống diesel đời cũ như ông Wang nói cả", Leung viết.
Chuyên gia này c̣n tỏ ra hoài nghi về tuyên bố rằng máy phóng điện từ sẽ được lắp đặt trên tàu sân bay nội địa thứ hai chạy bằng động cơ thông thường Type 002 của Trung Quốc, cũng như các tàu sân bay hạt nhân mà nước này có tham vọng chế tạo.
Theo ông, việc lắp đặt và vận hành máy phóng điện từ trên tàu sân bay khác biệt hoàn toàn so với vận hành thử nghiệm trên mặt đất. "Chuẩn đô đốc hải quân Ma Weiming và nhiều chuyên gia khác cho rằng hải quân Trung Quốc vượt qua Mỹ để chế tạo thành công máy phóng điện từ ưu việt hơn. Đây là tuyên bố tự tin thái quá", Leung nhận xét.
Máy phóng điện từ trên tàu sân bay về lư thuyết giúp máy bay chiến đấu mang theo nhiều vũ khí và nhiên liệu hơn máy phóng hơi nước, tuy nhiên chưa quốc gia nào làm chủ được công nghệ này. Leung cho biết hải quân Mỹ vẫn chưa thể khắc phục hết lỗi của máy phóng điện từ dự kiến trang bị cho tàu sân bay lớp Ford dù đă thử nghiệm hàng ngh́n lần hệ thống này tại căn cứ không quân Lakehurst, bang New Jerrsey.
Ngoài hệ thống máy phóng điện từ, tàu sân bay Trung Quốc cần nhiều hệ thống và thiết bị bổ trợ khác như cảm biến cảnh báo và kiểm soát trên không, máy bay hỗ trợ tác chiến điện tử trên không và tiêm kích hạm thay thế cho J-15. Nhiều thiết bị này hiện chỉ tồn tại trên các bản thiết kế của Trung Quốc, chưa có mẫu thử nghiệm nào được chế tạo. "Hải quân Trung Quốc chưa có kinh nghiệm trong chế tạo chiến hạm cỡ lớn sử dụng năng lượng hạt nhân", Leung viết.
Trước đó, một số chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định cầu nhảy dốc 14 độ trên tàu sân bay Liêu Ninh phù hợp với máy phóng điện từ để huấn luyện phi công cất cánh với hệ thống mới. Đề xuất này được đưa ra nhằm khai thác triệt để tính năng của tàu sân bay Liêu Ninh, do chiến hạm này sẽ có vai tṛ ít quan trọng hơn sau khi tàu sân bay Type 001A được Trung Quốc biên chế năm nay.
Trung Quốc muốn mở rộng các nhóm tàu sân bay để đạt tham vọng đưa hải quân nước này lên đẳng cấp thế giới. Hải quân nước này bắt đầu dự án chế tạo tàu sân bay trang bị máy phóng điện từ Type 002 từ năm 2018 và dự kiến hạ thủy năm 2025.
VietBF © sưu tầm